Tiotropium
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Tiotropium bromide
Loại thuốc
Thuốc kháng muscarinic, làm giãn phế quản tác dụng kéo dài.
Dạng thuốc và hàm lượng
Nang cứng chứa 21,7 microgram tiotropium bromide khan tương đương với 18 microgram tiotropium để hít bằng dụng cụ chuyên dụng (HandiHaler).
Bình đựng dung dịch hít định liều: 2,5 microgam tiotropium/ nhát xịt, bình chứa 60 xịt (30 liều thuốc).
Dược động học:
Hấp thu
Hầu hết liều tiotropium hít qua miệng được nuốt vào đường tiêu hóa. Hấp thu thuốc từ đường tiêu hóa vào hệ tuần hoàn rất ít, vì tiotropium có cấu trúc ammonium bậc 4. Phần tới phổi (khoảng 20%) được hấp thu dễ dàng vào cơ thể. Sau khi hít, nồng độ cao nhất của thuốc trong huyết tương đạt được sau 5 phút.
Phân bố
Thể tích phân bố Vd= 32 lít/kg. Gắn với protein huyết tương 72%.
Chuyển hóa
Một lượng nhỏ tiotropium bị chuyển hóa qua hệ thống enzym cytochrom P450 ở gan, chủ yếu qua CYP2D6 và CYP3A4.
Thải trừ
Thời gian bán thải 5 - 6 ngày. Ở người trẻ khỏe mạnh, sau khi hít qua miệng, khoảng 14% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng không đổi. Phần còn lại của liều dùng (chủ yếu là lượng thuốc không được hấp thu) được bài tiết qua phân.
Dược lực học:
Tiotropium bromid là một thuốc kháng muscarinic, có cấu trúc amoni bậc 4 tổng hợp, có tác dụng giãn phế quản kéo dài.
Tiotropium bromid là chất đối kháng cạnh tranh không chọn lọc tại thụ thể muscarinic (M1- M5). Tiotropium ức chế cạnh tranh và thuận nghịch với tác dụng của acetylcholin và các chất kích thích cholinergic khác tại thụ thể M3 của hệ thần kinh đối giao cảm ở cơ trơn của đường hô hấp nên làm giãn phế quản.
Tiotropium được dùng để điều trị triệu chứng lâu dài co thắt phế quản còn hồi phục trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bao gồm bệnh viêm phế quản mạn tính và khí thũng.
Ở bệnh nhân COPD trung bình tới nặng có các triệu chứng dai dẳng, không giảm khi dùng ipratropium và/hoặc một chất chủ vận beta2 đường hít có tác dụng ngắn, chọn lọc khi cần thiết, thì có thể đơn trị liệu duy trì với một thuốc giãn phế quản tác dụng dài (ví dụ hít qua miệng salmeterol, formoterol hoặc tiotropium) hoặc hít corticosteroid cùng một thuốc chủ vận beta2 đường hít tác dụng ngắn, chọn lọc khi cần tác dụng ngay.
Trị liệu duy trì với các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài ở bệnh nhân COPD trung bình tới nặng có hiệu quả hơn và thuận tiện hơn trị liệu thông thường với các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn.
Tiotropium cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân COPD tốt hơn so với ipratropium hoặc placebo. Sự cải thiện này duy trì trong suốt khoảng cách liều 24 giờ và trong giai đoạn điều trị tới 1 năm mà không có biểu hiện nhờn thuốc.
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Peginterferon alfa-2b
Loại thuốc
Chống ung thư, điều biến phản ứng sinh học
Dạng thuốc và hàm lượng
- Bút tiêm dưới da (296 mcg, 444 mcg, 888 mcg)
- Bột tiêm dưới da (120 mcg, 50 mcg)
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Phenylbutazone
Loại thuốc
Chống viêm không steroid (NSAID)
Dạng thuốc và hàm lượng
- Viên nang: 100mg
- Viên nén: 100 mg, 200mg
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Ospemifene
Loại thuốc
Thuốc đối chủ vận/đối vận estrogen.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao phim: 60 mg.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Norethisterone.
Loại thuốc
Thuốc tránh thai; Progestin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên tránh thai đường uống: 0,35 mg norethisterone.
Viên nén: 5 mg.
Sản phẩm liên quan







