Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở trẻ em trên toàn thế giới. Nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt giữa phân bình thường và tiêu chảy. Dưới đây là cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cùng với thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và sự nguy hiểm của bệnh.
Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Phân của trẻ sơ sinh bình thường có thể đặc, có nhiều màu sắc khác nhau. Trẻ sơ sinh đi phân nhiều lần trong ngày cũng là điều bình thường. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể nhận biết con bạn đi ngoài bình thường hay bị tiêu chảy?
Màu phân của trẻ sơ sinh thông thường có thể có màu vàng, nâu hoặc xanh lục. Nó có thể đặc như hồ dán, lỏng, mềm, hoặc nhiều dạng hơn. Một em bé có thể có đi nhiều tã một ngày hoặc một hoặc hai. Những gì mẹ nhìn thấy trong tã của bé có liên quan nhiều đến từng độ tuổi và chế độ sữa của bé. Trẻ sơ sinh có thể đi ngoài nhiều lần, trong khi trẻ lớn hơn có thể đi ngoài mỗi ngày một lần hoặc vài ngày một lần.
Vậy làm sao nhận biết con bạn bị tiêu chảy?
- Phân của bé bú sữa mẹ: Nếu bạn cho con bú và phân của con bạn có màu vàng và mềm thì bạn không phải lo lắng. Đó là đặc điểm điển hình của phân trẻ bú sữa mẹ và sẽ không sao nếu bạn nhìn thấy khi thay tã. Tuy nhiên, vì phân của trẻ bú sữa mẹ có thể lỏng và chảy nước nên khó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa phân bình thường và tiêu chảy. Nếu số lần đi ngoài nhiều hơn so với thường ngày thì cũng có khả năng trẻ đang bị tiêu chảy.
- Phân trẻ uống sữa công thức: Trẻ uống sữa công thức phân thường có màu vàng hay màu nâu. Chúng thường đặc hơn hoặc cứng hơn phân trẻ bú sữa mẹ. Thông thường, việc nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ bú sữa công thức thường dễ dàng hơn.
- Phân kết hợp: Nếu bạn kết hợp cho con ăn cả sữa mẹ và sữa công thức thì bỉm phân sẽ là sự kết hợp của hai loại trên.
Có rất nhiều loại khi nói đến phân của em bé bình thường. Phân lỏng hơn bình thường hoặc nhiều nước thường không phải là điều đáng lo ngại. Nhưng số lần đi tiêu nhiều hơn có thể là tiêu chảy. Vì vậy, mẹ hãy theo dõi bé cẩn thận.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường không kéo dài vì nó thường do virus gây ra và tự biến mất. Em bé của bạn cũng có thể bị tiêu chảy vì:
- Thay đổi chế độ ăn của mẹ khi đang cho con bú hoặc thay đổi chế độ bú của bé. Nắm rõ, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì là điều cần thiết với các mẹ bỉm.
- Em bé đang sử dụng kháng sinh hoặc mẹ đang sử dụng khi đang cho con bú.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn như salmonella.
- Nhiễm ký sinh trùng giardia.
- Các bệnh hiếm gặp như xơ nang.
- Bất dung nạp lactose.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng: Vi khuẩn có hại phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn vi khuẩn có lợi.
Hậu quả của tiêu chảy
Khi em bé bị tiêu chảy, nếu em bé mất nhiều nước hơn lượng nước mà em bé hấp thụ, cơ thể bé sẽ bị mất nước và điện giải. Mất nước ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra rất nhanh.
Dưới đây là tổng quan về các dấu hiệu mất nước cần chú ý:
- Khô mắt và ít hoặc không có nước mắt khi khóc.
- Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường.
- Ít hoạt động hơn bình thường, lừ đừ.
- Dễ quấy khóc.
- Khô miệng.
- Nếu véo da mất chậm: Da không trở lại hình dạng bình thường sau khi véo.
- Đôi mắt trũng sâu.
- Thóp trũng.
- Trẻ uống nước háo hức.
Nếu thấy các dấu hiệu trên bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh phải điều trị như thế nào?
Cách tốt nhất mà bạn có thể làm để điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là tiếp tục cho bé bú tích cực. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên hơn trong khi trẻ đi ngoài phân lỏng để cung cấp thêm nước, đồng thời lượng đường trong sữa mẹ cũng giúp cho vi khuẩn axit lactic phát triển, chống lại sự phát triển trực khuẩn ở đại tràng từ đó cũng giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, em bé có thể bị mất nước rất nhanh nếu không được bú, đặc biệt nếu em bé bị mất nước do tiêu chảy. Nếu em bé của bạn vẫn có vẻ khát nước sau hoặc giữa các lần bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho em bé uống oresol. Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung chất điện giải. Nếu bé nôn trớ, mỗi lần chỉ cho bé uống một chút chất lỏng, không cho thức ăn đặc khi bé bị nôn. Đừng cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi bác sĩ của bạn cho phép vì tiêu chảy là hoạt động ruột tống vi khuẩn ra ngoài.
Ngoài ra, khi em bé bú mẹ sẽ hạn chế tiếp xúc với các vi khuẩn trong thức ăn và nước uống có thể gây nhiễm trùng dạ dày và tiêu chảy. Trẻ bú càng nhiều thì càng nhận được nhiều kháng thể bảo vệ. Bú mẹ hoàn toàn tốt hơn bú mẹ một phần và bú mẹ một phần bảo vệ tốt hơn bú sữa công thức hoàn toàn.
Con bạn cũng có thể bị hăm tã do tiêu chảy. Để ngăn ngừa hăm tã mẹ cần thay tã cho bé thường xuyên, làm sạch mông trẻ bằng nước, hạn chế sử dụng khăn ướt cho em bé trong khi đang bị tiêu chảy, nên để mông bé khô thoáng và dùng kem trị hăm. Vì vi trùng có thể lây lan dễ dàng nên cần rửa tay kỹ để giữ cho bạn và những người khác trong gia đình bạn không bị bệnh tiêu chảy.
Đừng chủ quan khi trẻ của bạn bị tiêu chảy, hãy theo dõi các dấu hiệu mất nước được liệt kê ở trên và liên hệ bác sĩ ngay khi có triệu chứng. Tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước nặng có thể cần được nhập viện để truyền dịch.
Việc lo lắng về trẻ sơ sinh bị tiêu chảy của các bà mẹ là điều hết sức bình thường, đặc biệt là đối với những người mới làm mẹ. Từ phân su đen, đặc, dính trong những ngày đầu tiên cho đến những thay đổi về tần suất, màu sắc và kết cấu của phân trong vài tuần và tháng đầu tiên cần được mẹ nắm rõ để nhận biết bất thường. Trên đây là những thông tin hữu ích, hy vọng có thể giúp bạn chăm con phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm: