Thắc mắc: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc một em bé sơ sinh, chúng ta có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thường xuyên thông qua sự bài tiết phân cũng như nước tiểu. Tuy nhiên, phân của mỗi em bé là không giống nhau. Vì vậy, bạn không nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác để kết luận các tình trạng bất thường. Vậy màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây và giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Màu phân của trẻ sơ sinh bình thường là như thế nào?

Khi nhìn màu phân của trẻ sơ sinh, chúng ta có thể theo dõi sức khỏe của trẻ và tất nhiên nhiều người sẽ ngạc nhiên bởi đây là một phương pháp khá đơn giản. Vậy khi bé khỏe mạnh ổn định và phát triển bình thường thì màu phân có đặc điểm gì?

màu phân của trể sơ sinh như thế nào là bình thường Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Với trẻ vừa sinh

Sau khi chào đời được vài ngày, trẻ sẽ bắt đầu “đi nặng" với phân màu xanh đen, đặc điểm chính đó là khá dính và sền sệt. Đây là những điều rất bình thường và chúng được gọi là phân su.

Đây là các chất thải của trẻ sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng trong bụng mẹ, cùng với một ít nước ối và chất nhầy từ mẹ. Nếu thấy những đặc điểm này trong phân của bé, bạn có thể yên tâm rằng bé đang phát triển bình thường và có hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Sau một thời gian, bố mẹ sẽ không còn thấy trẻ đi ị có đặc điểm giống phân su nữa vì hiện tượng này chỉ kéo dài một thời gian ngắn rồi chấm dứt. Sau đó, khi trẻ bắt đầu ăn sữa mẹ và sữa ngoài sẽ dần dần “đi nặng” ra phân với nhiều đặc điểm khác nhau.

Với trẻ ăn sữa mẹ

Trong trường hợp bình thường, tình trạng đi ngoài phân su sẽ hết sau khi trẻ bú mẹ vài ngày, một trong những chức năng của sữa non là đào thải phân su trong cơ thể trẻ. Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, phân có màu có màu vàng thay vì màu xanh đen như trước đây và không nặng mùi.

Không giống như phân su, phân của trẻ có vẻ lỏng hơn, ít dính và nhão hơn trong thời gian này. Khi thấy phân hơi cứng, cha mẹ không phải quá lo lắng, điều này không quá nghiêm trọng.

Đặc biệt trong thời gian này, cha mẹ khá vất vả, vì bé sẽ đi đại tiện khá nhiều, có nhiều trẻ “đi nặng” tới 4 lần/ngày. Đây là lúc hệ tiêu hóa bắt đầu đi vào hoạt động và chỉ sau vài tuần, chúng sẽ hoạt động ổn định. Nhờ vậy số lần đi đại tiện của bé cũng không còn nhiều như trước, cha mẹ cũng ít gặp rắc rối hơn.

Nếu bé đi phân nhiều lần trong tuần mà các đặc điểm trên vẫn đảm bảo được thì mẹ cũng không phải lo lắng nhé!

Với trẻ ăn sữa ngoài

Thông thường, với trẻ ăn sữa ngoài sẽ có phân khác với trẻ bú mẹ. Chúng ta cần hiểu rõ chức năng này để theo dõi sức khỏe và chăm sóc bé thật tốt.

So với trẻ bú sữa mẹ, trẻ ăn sữa ngoài có phân màu vàng nâu, một số có màu vàng nhạt và phân thường có mùi hôi hơn. Đây là đặc điểm mà bạn có thể dễ nhật biết nhất. Ngoài ra, lượng phân của bé mỗi lần đi ngoài cũng rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý, trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón nên cha mẹ phải chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung chất dinh dưỡng, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Trên đây là những đặc điểm chung của phân trẻ em, nếu trẻ có những biểu hiện trên thì bố mẹ có thể yên tâm là bé đang phát triển bình thường và thể trạng tương đối tốt.

Dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh qua màu phân của trẻ sơ sinh

Nếu như màu phân trẻ sơ sinh có sự thay đổi khi con chuyển từ ăn sữa mẹ sang sữa ngoài thì đó là hiện tượng bình thường. Chúng ta không phải lo lắng hay băn khoăn quá nhiều. Tuy nhiên, nếu phân của trẻ có một trong những đặc điểm sau thì bạn phải hết sức lưu ý.

Trẻ bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi có các hiện tượng sau:

  • Đi ngoài nhiều hơn.
  • Phân dạng lỏng, nước.
  • Phân tràn ra từ tã hoặc bỉm.
  • Có thể có máu trong phân.

Trẻ ăn sữa mẹ có nhiều kháng thể nên ít bị tiêu chảy hơn. Trẻ ăn sữa ngoài dễ bị ốm hơn vì dễ lây truyền mầm bệnh qua đường tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy như:

  • Nhiễm trùng.
  • Ăn quá nhiều hoa quả hoặc uống quá nhiều nước trái cây.
  • Dị ứng thực phẩm.
  • Phản ứng với thuốc.
  • Phản ứng với sữa công thức.
  • Mọc răng.

Ngoài ra, ở trẻ lớn hơn, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nặng. Phân tươi rỉ ra từ phân cứng bị mắc kẹt. Các triệu chứng tiêu chảy có thể cải thiện và hết trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngày càng nặng và tiêu chảy trên 6 lần/ngày thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

trẻ ăn sữa ngoài gặp phải tình trạng tiêu chảy cao hơn trẻ ăn sữa mẹ

Trẻ ăn sữa ngoài gặp phải tình trạng tiêu chảy cao hơn trẻ ăn sữa mẹ

Táo bón

Trẻ bị táo bón có các biểu hiện như khó đi cầu, rặn đỏ mặt, căng thẳng và toát mồ hôi. Trẻ có thể bị táo bón nếu:

  • Trẻ khó đi cầu.
  • Phân cứng hơn bình thường và có thể quá lớn hoặc quá nhỏ.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Máu trong phân.
  • Có thể gây nứt, chảy máu hậu môn.

Trẻ bú sữa mẹ ít bị tình trạng táo bón hơn. Đó là do sữa mẹ được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp phân mềm hơn, tốt hơn cho hệ tiêu hóa. Táo bón ở trẻ em có thể do:

  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ mất nước.
  • Thay đổi thức ăn của trẻ.

Nhiều trẻ bị đau, nứt hậu môn khiến trẻ ngại đại tiện, đau dai dẳng, lâu ngày có thể bị táo bón. Khi trẻ bị táo bón nên cho trẻ uống thêm nước và tăng lượng bú của trẻ. Nếu trẻ đã ăn dặm, hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn của trẻ. Kết hợp massage bụng và tập thể dục để trẻ có thể vươn vai lên xuống như đạp xe, giúp trẻ dễ dàng đi ngoài hơn. Nếu tình trạng táo bón của trẻ ngày càng nặng hơn, đặc biệt có máu trong phân, bạn nên đưa trẻ đi khám.

Phân có màu xanh lá

Phân của bé chuyển sang màu xanh thường là do bé đã hấp thụ quá nhiều đường lactose từ sữa. Để giải quyết tình trạng này, người mẹ chỉ cần tập trung cho bé bú hết sức ở một bầu ngực rồi mới chuyển sang bú ở bên còn lại.

Nếu trẻ đang ăn sữa ngoài, có thể bé không hợp với sản phẩm này, bố mẹ có thể nghiên cứu và chuyển sang sản phẩm khác cho con nhé! Tuy nhiên, một số trường hợp khác, đây có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc cơ thể của con bạn đang phản ứng với một số loại thực phẩm hoặc có vấn đề với đường ruột hoặc hệ tiêu hóa.

Đối với tình trạng trên, chúng ta nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Phân có màu nhạt

Phân bé nhợt nhạt là một vấn đề nghiêm trọng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị vàng da. Nếu thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng vàng da nào, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Thông thường tình trạng này sẽ tự biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh trở nên nặng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Phân có lẫn máu

Hiện tượng này xảy ra khi bé bị táo bón, đại tiện khó và thường xuyên có nguy cơ bị nứt hậu môn. Khi bị táo bón, trẻ rất mệt mỏi và mất nước, vì vậy cha mẹ phải tăng cường chăm sóc và cho con bú để bù lại nước.

Những trẻ thường ăn sữa công thức sẽ gặp phải tình trạng này nhiều hơn, vì vậy hãy lưu ý khi chăm sóc bé. Tuy nhiên, nếu phân có máu và kèm theo biểu hiện đi ngoài nhiều lần bất thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế.

tình trạng phân có lẫn máu xảy ra khi bé bị táo bón hay đại tiện kém

Tình trạng phân có lẫn máu xảy ra khi bé bị táo bón hay đại tiện kém

Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn đòi hỏi cha mẹ phải hết sức chú ý. Một trong những cách để theo dõi sức khỏe là dựa vào màu phân của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ đi ngoài ra phân bất thường, bạn nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho hành trình chăm sóc con của các mẹ nhé!

Nguyễn Nhung

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo