Khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách nào?
Bỏng có xu hướng ngày càng tăng và để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được sơ cứu đúng cách. Vậy hôm nay hãy cùng nhà thuốc Hà An tìm ra phương pháp khi bị bỏng sơ cứu bằng cách gì bằng cách theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm bỏng
![Khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_bi_bong_voi_bot_nen_so_cuu_bang_cach_1_7b3103a620.png)
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về bỏng là gì? Bỏng là một tổn thương của cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với các nguồn năng lượng sức nóng, điện, hóa chất và các tia vật lý, và hậu quả của nó là để lại biến chứng sẹo, tàn tật.
Phân loại bỏng
![Khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_bi_bong_voi_bot_nen_so_cuu_bang_cach_2_df1c2f6cdb.png)
- Bỏng độ I: Tổn thương lớp tế bào hạt dẫn đến da nề đỏ, viêm nhẹ hoặc sưng, đau, da khô và bóng sau 2 - 3 ngày, đau rát khi tắm nắng hoặc ngoại vị vùng bỏng nước sôi thường thấy nhất là bỏng nắng.
- Bỏng độ II: Tổn thương đến lớp tế bào gai xuất hiện nốt phỏng nước, sau đó da rất đỏ và đau. To nhỏ khác nhau vòm mỏng bên trong chứa dịch trong hoặc màu vàng nhạt, nốt phổng xuất hiện sau 12 - 24h. Sau 2 tuần thì lớp biểu bì được khôi phục lại hoàn toàn và không để lại sẹo bỏng.
- Bỏng độ III: Bỏng đến lớp trung bì có thể làm da đỏ nề, nốt phỏng nước vòm dày chứa dịch hồng trợt vỡ đáy phỏng màu trắng hoặc tím sấm hoặc cũng có thể có đám hoại tử da mỏng.
- Bỏng độ IV: Nguy cơ nhiễm khuẩn cao có 2 hình thức hoặc là đám da hoại tử khô có màu đen lõm hơn so với da lành hoặc đám hoại tử ướt trắng bệch hoặc chỗ trắng chỗ xám như vân đá hoa.
- Bỏng độ V: Bỏng toàn bộ lớp da còn tổn thương đến gân cơ xương khớp, thường gặp trong bỏng điện gặp ở những bệnh nhân động kinh hôn mê.
Bỏng vôi bột là gì?
Bỏng da do vôi tôi nóng là loại bỏng khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với vôi tôi còn đang nóng. Tổn thương bỏng do các yếu tố: Nhiệt độ của phản ứng tôi vôi khoảng 150 độ C và nồng độ pH của hợp chất Ca(OH)2 xấp xỉ bằng 13 ngoài ra còn phụ thuộc vào thời gian tác động trên da, vị trí bỏng và cách sơ cứu như thế nào sẽ cho ta biết được mức đổ tổn thương do vôi tôi gây nên. Vôi tôi sau khi tiếp xúc với da chúng sẽ tạo thành những mảng bám dính vào da và chúng rất khó trôi, có thể tới 2 - 3 ngày vôi vẫn có thể phát huy tác dụng và gây bỏng trên da.
Khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách nào?
![Khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_bi_bong_voi_bot_nen_so_cuu_bang_cach_3_1fb6906ba1.png)
- Bước 1: Đầu tiên phải loại bỏ nguy cơ bỏng ra khỏi cơ thể bằng cách nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực tiếp xúc với vôi tôi nóng. Cắt bỏ quần áo dính vôi, đồng thời loại bỏ những vôi cục bám dính trên da của bệnh nhân.
- Bước 2: Tiếp theo chúng ta xem xét các chỉ số sinh tồn đánh giá nhanh chóng và duy trì các chức năng sống ví dụ mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim và nhịp thở. Với trường hợp khi bị bỏng do vôi bột: Cần lau sạch những mảng vôi còn sót trên da.
- Bước 3: Xối rửa vùng bỏng dưới vòi nước với nhiệt độ từ 10 đến 30 độ càng sớm càng tốt. Chỉ nên dùng nước mát với nhiệt độ từ 10 đến 30 độ chứ không nên chườm trực tiếp vết thương bằng đá lạnh hoặc nước đá lên vết thương vì có thể dẫn đến bỏng lạnh gây co mạch giảm tưới máu đến vết thương, tăng nguy cơ hoại tử và một số tổn thương khác. Khi vết thương mà tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên nặng hơn vì đột ngột gặp lạnh bì da co rút lại, vết thương sẽ càng mất nhiều thời gian để khỏi và dễ viêm loét.
- Bước 4: Trung hòa tác nhân gây bỏng bằng các dung dịch có tính axit nhẹ. Bước này chỉ thực hiện sau khi đã xối rửa vùng vết thương bỏng bằng nước sạch. Nếu có điều kiện có thể vận chuyển người bệnh tới bệnh viện. Các dung dịch trung hòa thường dùng: Acid boric 3%, CH3COOH 0,5-6%, Glucose 20% hoặc cũng có thể sử dụng nước chanh loãng hoặc giấm ăn.
- Bước 5: Che phủ bằng tấm gạc sạch tạm thời lên vết bỏng. Có thể dùng tấm vải sạch hoặc băng gạc mỏng để che phủ vết thương, sau đó băng ép nhẹ vùng bỏng vì khi băng ép sẽ làm giảm sự phát triển của nốt phổng nước. Một vết bỏng độ 2 có diện tích là 1%, nếu để nốt phổng phát triển một cách tự nhiên thì sẽ thoát ra 25 đến 50ml huyết tương còn nếu được băng ép đúng sẽ thoát ra từ 3 đến 10ml huyết tương.
- Bước 6: Cung cấp đủ nước điện giải tránh shock sau bỏng. Bù nước điện giải bằng đường uống có thể uống dung dịch oresol, nước chanh muối đường ấm, nước khoáng… để tránh mất nước và điện giải hiệu quả vết bỏng. Giảm đau cho người bệnh nếu bệnh nhân đau không chịu được bằng cách dùng các thuốc giảm đau toàn thân steroid như paracetamol 500mg.
- Bước 7: Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Tại đây sẽ được xử trí và sơ cứu các bước tiếp theo để tránh những hậu quả không mong muốn và phòng chống biến chứng nặng nề nhất của bỏng đó là shock bỏng.
Lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hay những bài thuốc dân gian thiếu khoa học. Điều này có thể làm cho bệnh tình chuyển biến phức tạp hay bệnh nhân cũng có thể dị ứng thuốc và có những thiệt hại về sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách nào để đạt hiệu quả tối ưu giúp giảm những hệ quả không mong muốn mà nhà thuốc Hà An muốn nhắn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng được trong cuộc sống đời thường.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo : Tổng hợp