Thắc mắc: Có nên xỉa răng sau khi ăn không?
Thói quen xỉa răng sau ăn có ở hầu hết mọi người. Vì sau ăn, thức ăn dễ giắt vào các kẽ răng gây nên sự khó chịu. Do đó, mọi người bằng mọi cách cố gắng đẩy thức ăn ra ngoài. Vì thế, việc có nên xỉa răng sau khi ăn không còn tùy thuộc vào loại dụng cụ mà mọi người sử dụng. Để giải đáp thắc mắc này, mọi người cùng theo dõi bài viết này nhé.
Có nên xỉa răng sau khi ăn không?
Xỉa răng sau mỗi bữa ăn giúp loại bỏ mảng bảm, thức ăn bị giắt vào kẽ răng. Tuy nhiên, có nhiều dụng cụ giúp mọi người thực hiện hành động này. Và mỗi dụng cụ có ưu và nhược điểm riêng.
Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? Theo các bác sĩ nha khoa, nếu dùng tăm xỉa răng sau khi ăn thì không nên vì đây là thói quen xấu. Thói quen này lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày sẽ không chỉ gây nên những tổn thương mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Về lâu dài, tăm xỉa răng thô, cứng, to làm các kẽ răng càng rộng ra, không chỉ mất thẩm mỹ vì răng thưa mà còn làm thức ăn bị nhồi nhét vào kẽ nhiều hơn.
Điều đáng nói dùng tăm xỉa răng không chỉ không loại bỏ được mảng bám, thức ăn thừa mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng: Viêm lợi, tụt lợi, mòn men răng, tổn thương nướu,... Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và sinh sôi dẫn đến sâu răng, hôi miệng.
Còn nếu dùng các dụng cụ khác như chỉ nha khoa hay tăm nước để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa sẽ hiệu quả hơn và ngăn ngừa mắc các bệnh lý về răng miệng.
Tác hại của dùng tăm xỉa răng sau ăn
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh lý về răng miệng, trong đó việc dùng tăm xỉa răng hằng ngày sau ăn như một thói quen cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Tổn thương lợi
Tăm xỉa răng có kích thước khá to, thô, cứng, đầu tăm khó lọt qua khe răng nên rất khó để lấy thức ăn mắc ở kẽ răng nhất là các răng bên trong. Chính vì thế khi xỉa răng, sẽ phải dùng nhiều lực để cố gắng lấy được thức ăn ra ngoài khiến lợi rất dễ bị xước hoặc rách, chảy máu.
Trong khi đó loại tăm đầu nhọn thì dễ lấy thức ăn ra hơn nhưng tăm này rất cứng, hơn nữa đầu tăm nhọn lại càng dễ làm tổn thương lợi nếu không dùng cẩn thận. Khi đó tăm sẽ trực tiếp đâm vào lợi gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Việc tổn thương lâu dài càng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây nên các bệnh lý khác.
Gây nhiễm trùng, viêm lợi, viêm nha chu
Những vết tổn thương do tăm gây ra trên lợi, vi khuẩn có trên tăm nhất là tăm tre không được vệ sinh kỹ sẽ nhân cơ hội xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong lợi. Từ đó, gây nên nhiễm trùng, dẫn đến viêm lợi.
Răng cũng sẽ bị ảnh hưởng, dần xuất hiện các triệu chứng ê buốt, đau nhức, đồng thời chân răng chảy máu thường xuyên, nướu bị sưng, nếu không khắc phục kịp thời có thể phát triển thành bệnh nha chu.
Làm thưa răng
Sau một thời gian dài sử dụng tăm xỉa răng, các kẽ răng có nguy cơ bị thưa do tăm tre cứng và lực tác động mạnh lên răng thời gian dài trong quá trình lấy đi các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tình trạng răng thưa này rất mất thẩm mỹ và càng làm nhồi nhét thức ăn vào nhiều hơn.
Hôi miệng
Nhiều lúc bị hôi miệng mà mọi người không biết nguyên nhân. Thực tế, cũng có khá nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, trong đó cũng có việc sử dụng tăm xỉa răng sau bữa ăn hằng ngày. Khi xỉa răng, làm răng thưa hay viêm lợi, tổn thương răng nướu càng làm vi khuẩn tấn công nhiều hơn gây nên mùi khó chịu ở hơi thở.
Làm hỏng men răng
Men răng là một lớp mỏng bao phủ lên răng giúp bảo vệ răng chắc khỏe và chống lại các tác động ảnh hưởng đến răng. Tuy nhiên, thói quen dùng tăm xỉa răng sau mỗi bữa ăn làm mất dần lớp men phủ này khiến răng bị đổi mày, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây sâu răng. Hơn nữa, men răng bị mài mòn khiến răng càng yếu và lung lay, ê buốt khi ăn nhai thực phẩm nhất là thực phẩm nóng và lạnh.
Dùng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng
Như đã biết, không dùng tăm xỉa răng loại bỏ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn mọi người có thể thay thế bằng chỉ nha khoa.
Chỉ nha khoa là dụng cụ khắc phục được hầu hết các nhược điểm của tăm xỉa răng. Cấu tạo của chỉ nha khoa là một sợi chỉ mềm, mảnh giúp lấy thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng dễ dàng hơn và an toàn hơn mà không dùng quá nhiều lực.
Dùng chỉ nha khoa bằng cách kéo chỉ chui lọt qua kẽ răng để đẩy thức ăn thừa ra ngoài. Khi chỉ đến sát phần nướu, uốn cong sợi chỉ thành hình chữ C để đẩy các mảng bám thức ăn ra ngoài mà không làm tổn thương nướu và men răng, hay chân răng.
Nên sử dụng chỉ nha khoa 1 lần trong ngày và kiểm soát lực, phải tìm hiểu cách sử dụng để chỉ nha khoa phát huy tối đa công dụng, mà không tác động đến nướu. Đặc biệt, không nên sử dụng loại chỉ quá to, cứng so với kẽ răng mà nên chọn các loại mềm, nhỏ, chất lượng tốt, phù hợp với hàm răng.
Hy vọng những thông tin về có nên xỉa răng sau ăn không giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này và có cách thay đổi để giúp răng miệng khỏe hơn, tránh được các bệnh nguy hiểm xảy ra.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp