Bệnh viêm tai giữa có bị đau đầu không?

Đây là chứng bệnh đường hô hấp và có thể được chia ra làm 2 loại chính là viêm tai giữa chảy mủ và viêm tai giữa không chảy mủ.

Thế nào là bệnh viêm tai giữa?

Trước khi đi tìm hiểu mắc viêm tai giữa có bị đau đầu không chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về thế nào là bệnh viêm tai giữa.

Tai người có cấu tạo được chia làm 3 phần đó là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai giữa nằm ở phía sau của màng nhĩ đảm nhiệm truyền tải âm thanh từ ngoài vào trong, đây là bộ phận rất quan trọng.

Người bị viêm tai giữa sẽ bị tổn thương và viêm nhiễm ở trong tai giữa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là do sự nhiễm trùng từ các tác nhân ảnh hưởng của bệnh gây ra. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể.

Mắc viêm tai giữa có bị đau đầu không

Viêm tai giữa sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở khu vực này bởi các nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu khi mắc bệnh viêm tai giữa

Đau nhức tai

Đây là triệu chứng ban đầu mà ai cũng xuất hiện khi mắc bệnh này. Bệnh nhân sẽ thấy cơn đau âm ỉ, sau đó cơn đau tăng dần lên nhức, nhói phía trong tai khiến bệnh nhân chỉ muốn ngoáy tai liên tục. Tuy nhiên, như vậy không hề làm giảm cơn đau mà còn làm ảnh hưởng xấu đến tai một cách trầm trọng.

Ù tai

Tình trạng vi khuẩn khi mắc bệnh tấn công mạnh mẽ, làm ổ trong tai, sẽ dẫn tới hiện tượng ù tai. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi xuất hiện các âm thanh không mong muốn. Gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh hoạt hằng ngày. Dễ nhận thấy các âm thanh khác lạ nhất là lúc hắt hơi hay hỉ mũi.

Suy giảm thính lực

Viêm tai giữa không được điều trị kịp thời khiến cho tai không còn khỏe mạnh, dẫn đến suy giảm thính lực, phải tập trung cao độ mới  nghe được âm thanh. Nếu một bên tai bị suy giảm thính lực nhưng tai bên kia lại bình thường thì có thể bình thường người bệnh không nhận ra được nhưng nếu đi kiểm tra thì có thể phát hiện ra được vấn đề.

Mắc viêm tai giữa có bị đau đầu không

Người bị viêm tai giữa có thể sẽ bị suy giảm thính lực

Sốt cao, mất ngủ

Viêm tai giữa có thể làm bệnh nhân bị sốt do tình trạng viêm nhiễm. Hiện tượng đau nhức kèm theo khi bị bệnh sẽ khiến cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ triền miên.

Khi nào viêm tai giữa gây đau đầu

Viêm tai giữa chảy mủ là tình trạng bệnh nặng và rất khó điều trị. Bệnh có thể do viêm tai giữa có mủ cấp tính không được điều trị sớm và đúng cách gây nên. Cũng có thể tiến triển nhanh thành mãn tính ngay từ đầu mắc bệnh khi bệnh nhân nhiễm vi trùng độc lực cao và người có sức đề kháng yếu.

Quá trình bệnh viêm tai giữa thành mãn tính là tình trạng nhiễm trùng tai kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Lúc này bệnh sẽ gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cấp tính, đồng thời khả năng dẫn đến các biến chứng đến các cơ quan khác cũng cao hơn.

Các biểu hiện thường thấy của viêm tai giữa mãn tính bao gồm:

  • Mất thính lực.
  • Chảy dịch tai mãn tính.
  • Chảy dịch và sưng phía sau tai.
  • Mất thăng bằng.
  • Đau đầu.
  • Lú lẫn.
  • Mệt mỏi.

Mắc viêm tai giữa có bị đau đầu không

Viêm tai giữa mãn tính sẽ làm cho bệnh nhân bị đau đầu

Vậy đến đây ta có thể kết luận viêm tai giữa có thể gây đau đầu khi tình trạng bệnh đã phát triển nặng trở thành mãn tính. Do đó ngay từ lúc xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở khu vực này bạn cần tiến hành thăm khám ngay để đảm bảo sức khỏe của mình.

Biểu hiện của viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mãn tính ngoài đau đầu còn có những biểu hiện và biến chứng sau đây:

Giai đoạn đầu, viêm tai giữa mạn tính người bệnh xuất hiện mủ chảy ra nhầy, dính, không thối, chảy mủ tai từng đợt. Lúc này, chức năng thính lực chưa bị ảnh hưởng.

Tình trạng chảy mủ tai càng về sau sẽ kéo dài liên tục, mủ đặc, có màu xanh thối. Đồng thời, tính giác bắt đầu giảm dần và có thể gây cơn đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu cùng phía tai bị bệnh.

Đến giai đoạn nặng sẽ khiến trẻ em chậm phát triển khả năng ngôn ngữ hoặc không thể nói nếu bị đau cả hai tai. Các cơn đau tai lúc này xuất hiện từng đợt rất dữ dội. Điểm đau nằm sâu trong tai lan ra vùng xương chũm hay thái dương gây nên tình ù tai, đau đầu và chóng mặt.

Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, viêm tai giữa mạn tính sẽ gây ra các biến chứng:

  • Khiếm thính hoàn toàn phía bên tai bị bệnh. Lỗ thủng màng nhĩ không có khả năng hồi phục, chuỗi xương con sẽ bị phá hủy.
  • Khi viêm nhiễm lan rộng, các cơ quan khu vực lân cận sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến ảnh hưởng tính mạng.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa

Để đảm bảo thính giác của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa cho người lớn và trẻ em mà bạn có thể áp dụng:

Đối với người lớn

  • Khi dùng dụng cụ vệ sinh tai cần chú ý thực hiện các động tác nhẹ nhàng, tránh thực hiện mạng, chà xát gây tổn thương niêm mạc tai, vì có thể làm thủng màng nhĩ và gây nên viêm tai giữa.
  • Không để nước bẩn lọt vào trong tai nhất là lúc bơi và khi gội đầu.
  • Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp tai mũi họng cần điều trị triệt để.

Đối với trẻ em

  • Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên và không cho trẻ cầm các đồ vật không sạch sẽ nên để cách xa tầm với của trẻ.
  • Cho trẻ đi tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng thời gian.
  • Mẹ nên cho trẻ bú đúng thời gian khuyến cáo để có thể bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết. GIúp trẻ tăng sức đề kháng và giảm các nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
  • Nếu cho trẻ bú bình nên để trẻ ngồi thẳng và tránh cho bú khi đang nằm.
  • Trẻ cần tránh xa nơi có khói thuốc lá.

Mắc viêm tai giữa có bị đau đầu không

Cả người lớn và trẻ em phải chú ý để phòng bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở Việt Nam là bệnh hô hấp rất phổ biến và dễ trở thành dịch. Do đó cần tránh để bệnh trở nặng gây đau đầu cũng như các biến chứng nguy hiểm khác vì lúc này bệnh rất khó điều trị và khả năng nghe cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo