Đặc điểm phát triển của bé 6 tuần tuổi và cách chăm sóc trẻ ở giai đoạn này
Trong những tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc thật cẩn thận để hạn chế xảy ra những rủi ro về sức khỏe. Các mẹ trẻ lần đầu sinh nở, chắc hẳn sẽ rất quan tâm về cách chăm sóc bé và muốn tìm hiểu về những đặc điểm phát triển của con. Vậy cụ thể với bé 6 tuần tuổi sẽ có sự phát triển như thế nào? Đâu là những dấu hiệu bất thường mẹ bỉm phải nắm?
Trẻ vừa chào đời có đặc điểm gì?
Trẻ em khi vừa sinh ra cần được giữ ấm bởi nhiệt độ bên ngoài sẽ thấp hơn nhiều so với khi bé ở trong bụng mẹ. Lúc này các biện pháp can thiệp ủ ấm sẽ giữ cho bé không bị hạ thân nhiệt, ngăn vi khuẩn tấn công. Có một sự thật mà nhiều mẹ bỉm có thể chưa biết là trẻ khi vừa sinh sẽ có cân nặng giảm từ 5 đến 10% bởi dạ dày bé còn nhỏ và bé chỉ uống ít sữa trong những ngày đầu đời. Lúc này mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn, đặc biệt nguồn sữa non dồi dào dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh và ngừa bệnh về tiêu hoá hay viêm phổi.
Bé sơ sinh hay lớn hơn khoảng 3 tuần tuổi, 5 tuần tuổi hay bé 6 tuần tuổi đều có xu hướng đi vệ sinh nhiều. Thường xuyên thay tã cho bé và chú ý không để mông bé bị hăm hay ngứa do kém vệ sinh. Trong những ngày đầu mới sinh, cần chăm sóc rốn của trẻ một cách cẩn thận bởi đây là nguyên nhân nhiễm trùng phổ biến ở bé. Mẹ bỉm cần vệ sinh cuống rốn cho trẻ và luôn giữ cho bộ phần này được khô ráo cho đến khi chúng tự rụng hoàn toàn.
Với những bé ở giai đoạn 2 - 3 tuần tuổi đã thấy được sự phát triển nhanh chóng. Lúc này cần nặng của bé thay đổi đáng kể bởi bé bú thường xuyên hơn, một số trẻ đã có thể nằm sấp và nâng đầu lên. Trẻ cũng sẽ phản xạ tốt hơn, biết nhìn chăm chú vào những món đồ. Ngoài ra bé sẽ ngủ rất nhiều vào thời điểm này, có thể lên đến 16 tiếng mỗi ngày. Nếu bé ngủ không ngon giấc hay quấy khóc thường xuyên thì phải tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời thăm khám bác sĩ nếu có biểu hiện lạ qua da, phân, nước tiểu.
Bé 6 tuần tuổi phát triển ra sao?
Khi đạt 6 tuần tuổi, bé đã biết cách thể hiện tình cảm của mình. Chẳng hạn như bé có thể cười với mẹ. Giai đoạn này bé bắt đầu phát triển tri giác nhiều hơn, biết bật khóc khi nghe những âm thanh lạ gây khó chịu, biết nhìn chằm chằm vào những người, sự vật lạ. Vào lúc này, mẹ có thể tăng cường trò chuyện, vỗ về bé để trẻ phản ứng linh hoạt hơn.
Trong 6 tuần tuổi đầu tiên thì giấc ngủ rất quan trọng với bé. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên để trẻ tự thấm mệt và tự ngủ. Trước đó có thể tắm nhẹ nhàng, xoa bóp hay kể chuyện cho bé nghe để bé đi ngủ đúng giờ. Tuy nhiên rất có thể bé sẽ hay tỉnh dậy vào giữa đêm và muốn bú đêm. Mẹ bỉm hãy cho bé bú bất kỳ khi nào con cần, đợi đến khi bé lớn hơn thì có thể giảm lại tần suất bú đêm để trẻ ngủ tròn giấc và bảo vệ sức khoẻ của người mẹ.
Vậy bé 6 tuần tuổi có những đặc điểm nào được cho là cần để tâm và thăm khám bác sĩ kịp thời?
- Bé tăng cân chậm, cân nặng không có nhiều thay đổi so với 1 - 2 tuần đầu tiên khi vừa chào đời.
- Bé khó ngủ, có vấn đề về tiêu hoá khi khó đi đại tiện, hay quấy khóc, da nổi mẩn ngứa.
- Bé bỏ bú, bú ít.
Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường, dù trẻ đang ở là bao nhiêu tuần tuổi thì mẹ bỉm hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời, hạn chế rủi ro về sức khỏe.
Chăm sóc bé 6 tuần tuổi sao cho khoa học?
Với trẻ 6 tuần tuổi, mẹ bỉm cần nắm một số lưu ý sau về dinh dưỡng lẫn chế độ sinh hoạt để đảm bảo sức khoẻ của con được ổn định:
Dinh dưỡng
Lúc này nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ được khuyến khích bởi hàm lượng chất dinh dưỡng lẫn kháng thể tự nhiên trong sữa mẹ cực kỳ tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu mẹ bỉm không thể cho bé bú sữa mẹ thì làm sao? Đừng quá lo lắng, hãy cho bé bú bình và chỉ cần chọn loại sữa thật phù hợp với nhu cầu của bé là được. Hãy bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng bé cần lúc này và chọn cho bé loại sữa bột tốt.
Tư thế ngủ
Bé 6 tuần tuổi cần duy trì tư thế nằm ngửa khi ngủ. Nếu bé nằm ngủ với tư thế ngửa sẽ ít bị sốt, nghẹt mũi, nhiễm trùng tai và ít nôn trớ vào ban đêm hơn. Đa phần trẻ thường thích nằm ngửa tuy nhiên nếu con bạn lại thích nằm sấp thì hãy điều chỉnh tư thế ngủ của bé kịp thời.
Hơi thở của bé
Một trẻ sơ sinh phát triển bình thường sẽ có nhịp thở khoảng bốn mươi lần mỗi phút sau khi bé thức. Nhưng khi bé ngủ thì nhịp thời chỉ có thể là hai mươi lần mỗi phút. Nếu khi ngủ cùng con, phát hiện nhịp thở của bé bất thường thì hãy đưa con đi khám ngay khi có thể. Thực tế trẻ vừa mới sinh ra sẽ có nhịp thở chưa ổn định bởi trung tâm kiểm soát hơi thở trong não của bé chưa hoàn thiện.
Trên đây là những chia sẻ về thông tin sức khỏe của bé 6 tuần tuổi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về vấn đề này và có cho bản thân sự chuẩn bị cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Xem thêm: Những bước phát triển kỳ diệu của bé 20 tuần tuổi sau sinh