Tim thai yếu nên ăn gì? Gợi ý chế độ dinh dưỡng giúp bé có tim thai khỏe mạnh

Trong suốt thời gian thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Vậy mẹ bầu có tim thai yếu nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý chế độ dinh dưỡng giúp bé có tim thai khỏe mạnh nhé!

Nhịp tim bình thường của thai nhi là bao nhiêu?

Mỗi bào thai đều phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển và ở mỗi giai đoạn đều sẽ có những cột mốc đáng nhớ. Và lần đầu khi nghe thấy nhịp tim thai nhi chính là một trong những cột mốc quan trọng đó. 

Khi phôi thai ở tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ, trái tim sẽ bắt đầu đập khoảng  80 – 85 nhịp/phút, đồng nhất với nhịp tim của mẹ. Trong suốt một tháng đầu tiên, tần suất đập của nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 3 nhịp/phút/ngày. Chính vì vậy, việc đếm nhịp tim sẽ giúp các bác sĩ xác định được tuổi thai khi siêu âm.

tim-thai-yeu-nen-an-gi-goi-y-che-do-dinh-duong-giup-be-co-tim-thai-khoe-manh-1

Khi phôi thai ở tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ trái tim sẽ bắt đầu đập khoảng  80 – 85 nhịp/phút

Dưới đây là các mức độ phát triển của tim kể từ thời điểm nghe thấy nhịp tim:

  • Tuần thứ 5: Tim sẽ bắt đầu đập và có thể dễ dàng được phát hiện qua siêu âm.
  • Tuần thứ 6: Ống tim lúc này đã tạo thành hình chữ S và tạo ra khu vực cho tâm thất.
  • Tuần thứ 7: Tâm thất và tâm nhĩ sẽ bắt đầu tách rời để phát triển.
  • Tuần thứ 8: Các van giữa tâm nhĩ và tâm thất của tim bắt đầu hình thành.
  • Tuần thứ 9 và tuần thứ 10: Động mạch chủ và tĩnh mạch phổi hình thành. Tuần thứ 10 cũng là thời điểm tim thai phát triển đầy đủ nhất.

Ở tuần thứ 9 của thai kỳ, trung bình tim thai sẽ đập khoảng 175 nhịp/phút. Sau đó, nhịp tim sẽ bắt đầu chậm lại và ổn định dần với tần suất giao động từ 110–160 nhịp mỗi phút.

Tim thai yếu nên ăn gì để giúp bé có tim thai khỏe mạnh? 

Khi nhịp tim thai đập thấp hơn tần suất trung bình của từng giai đoạn thai kỳ, lúc này các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán tim thai yếu. Một chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, ngăn ngừa các yếu tố di truyền, đặc biệt là dị tật tim. Vậy tim thai yếu nên ăn gì? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm và chế độ ăn của mẹ bầu giúp nhịp tim của thai nhi khỏe mạnh hơn: 

1. Thực phẩm bổ sung canxi

Như đã biết, canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển khung xương cho trẻ. Thế nhưng, ít ai biết rằng, canxi cũng giúp hỗ trợ để các dây thần kinh và tim hoạt động bình thường. 

Theo Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị rằng, phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ nên bổ sung khoảng 1.000 miligam (mg) canxi/ngày. Một số thực phẩm mà mẹ bầu có thể bổ sung để tăng cường canxi như các loại rau sẫm màu (rau lang, rau dền, cải bó xôi, cải cầu vồng, cải xoăn, đậu rồng….), bánh mì nguyên cám, cá hồi, cá mòi, cam, đậu phụ, sữa chua, các loại hạt (hạt vừng, hạnh nhân…).

tim-thai-yeu-nen-an-gi-goi-y-che-do-dinh-duong-giup-be-co-tim-thai-khoe-manh-2

Tim thai yếu nên ăn gì để giúp bé có tim thai khỏe mạnh

2. Thực phẩm bổ sung axit folic

Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hồng cầu khỏe mạnh và sản xuất lượng máu cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, dưỡng chất này còn hỗ trợ quá trình phát triển của não và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.

Theo khuyến cáo của ACOG, phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu axit folic mà mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn như đậu lăng, đậu tây, các loại rau xanh, xà lách romaine, cải xoăn và bông cải xanh, các loại trái cây họ quýt, các loại hạt và đậu. 

3. Thực phẩm bổ sung protein

Tim thai yếu nên ăn gì? Protein là dưỡng chất cần thiết để xây dựng và phát triển nhiều cơ quan trong cơ thể của trẻ như máu, cơ và não. Tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể mà các mẹ bầu cần phải bổ sung lượng protein phù hợp. Chẳng hạn như mẹ bầu cân nặng 68kg sẽ cần khoảng 75g protein mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu protein có thể thêm vào thực đơn như hải sản, thịt bò, thịt heo và thịt gia cầm, trứng, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành.

tim-thai-yeu-nen-an-gi-goi-y-che-do-dinh-duong-giup-be-co-tim-thai-khoe-manh

Việc bổ sung protein sẽ giúp xây dựng và phát triển các cơ quan trong cơ thể trẻ 

Tim thai yếu không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe thai nhi thì vẫn có những thực phẩm có thể góp phần gây ra tình trạng tim thai yếu. Chẳng hạn như:

  • Không nên ăn nhiều hơn 3gr muối/ngày vì muối sẽ khiến cơ thể tích nước và có thể dẫn đến tăng huyết áp. 
  • Lượng cholesterol được nạp vào cơ thể qua thực phẩm không quá 300mg mỗi ngày.
  • Bổ sung chất béo lành mạnh, không bổ sung quá 30% chất béo trong chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ bột ngọt vì có thể dẫn đến các vấn đề không tốt liên quan đến sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế lượng cafein nạp vào cơ thể
  • Các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ra các vấn đề sức khỏe như sữa chưa tiệt trùng, rau sống, sushi, thực phẩm tái, đồ chưa nấu chín, trứng sống và sốt mayonnaise.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa tim thai yếu

Các mẹ bầu nên thường xuyên tập thể dục trong thai kỳ (30 phút mỗi lần và tập 3 lần/tuần) để giúp thai nhi có nhịp tim thấp hơn và sự thay đổi nhịp tim lớn hơn so với những mẹ bầu không tập thể dục, đây đều là các biểu hiện của nhịp tim phát triển bình thường.

Một số môn thể thao mà mẹ bầu có thể tham khảo như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu, yoga với các bài tập nhẹ nhàng….Và mẹ không nên tập thể dục ở cường độ cao, kickboxing, yoga nóng hoặc ilates nóng để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về vấn đề tim thai yếu nên ăn gì trong bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống để chăm sóc tốt hơn cho tim thai và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)



Chat with Zalo