Sucralfate
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Sucralfate (Sucralfat)
Loại thuốc
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày; điều trị loét dạ dày, tá tràng.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Viên nén: 1 g/viên.
- Hỗn dịch: 0,5 g và 1 g/5 ml.
Dược động học:
Hấp thu
Thuốc hấp thu rất ít (< 5%) qua đường tiêu hóa. Hấp thu kém có thể do tính phân cực cao và độ hòa tan thấp của thuốc trong dạ dày.
Phân bố
Sucralfate được hấp thu với một lượng rất nhỏ và thường khu trú tại các tổn thương đường tiêu hóa bị viêm.
Chuyển hóa
Sucralfate được hấp thu rất ít và chuyển hóa không đáng kể.
Thải trừ
90% sucralfate bài tiết vào phân, một lượng rất nhỏ được hấp thu và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng hợp chất không đổi.
Dược lực học:
Sucralfate là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị ngắn ngày loét hành tá tràng, dạ dày. Thuốc có tác dụng tại chỗ (ổ loét) hơn là tác dụng toàn thân. Khi có acid dịch vị, thuốc tạo thành một phức hợp giống như bột hồ dính vào vùng niêm mạc bị tổn thương. Sucralfate không trung hòa nhiều độ acid dạ dày. Liều điều trị của sucralfate không có tác dụng kháng acid, tuy vậy khi bám dính vào niêm mạc dạ dày - tá tràng, tác dụng trung hòa acid của sucralfate có thể trở thành quan trọng để bảo vệ tại chỗ loét.
Thuốc có ái lực mạnh (gấp 6 - 7 lần so với niêm mạc dạ dày bình thường) đối với vùng loét và ái lực đối với loét tá tràng lớn hơn loét dạ dày. Sucralfate đã tạo ra một hàng rào bảo vệ ổ loét. Hàng rào này đã ức chế tác dụng tiêu protein của pepsin bằng cách ngăn chặn pepsin gắn vào albumin, fibrinogen… có trên bề mặt loét.Hàng rào này cũng ngăn cản khuyếch tán trở lại của các ion H+ bằng cách tương tác trực tiếp với acid ở trên bề mặt ổ loét.
Sucralfate cũng hấp thụ các acid mật, ức chế khuyếch tán trở lại acid glycocholic và bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn hại do acid taurocholic. Tuy nhiên tác dụng của sucralfate đối với acid mật trong điều trị loét dạ dày tá tràng chưa rõ ràng.
Sucralfate được coi là thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc đường tiêu hóa với ý nghĩa là đã tạo một hàng rào ở ổ loét để bảo vệ ổ loét không bị pepsin, acid và mật gây loét và do đó ổ loét có thể liền được. Thuốc được coi là thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.
Thuốc xuất hiện tác dụng sau 1 - 2 giờ và thời gian tác dụng tới 6 giờ.
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Pioglitazone.
Loại thuốc
Thuốc chống đái tháo đường nhóm thiazolidindion.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao phim chứa 15 mg, 30 mg, 45 mg pioglitazone
Viên nén phối hợp chứa 30 mg pioglitazone với 2 mg glimepirid; 30 mg pioglitazone với 4 mg glimepirid; 30 mg pioglitazone với 500 mg metformin hydroclorid; 30 mg pioglitazone với 850 mg metformin hydroclorid.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Ceftazidime (Ceftazidim).
Loại thuốc
Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Lọ 250 mg, 500 mg, 1 g, 2 g, 6 g bột vô khuẩn để pha tiêm hoặc tiêm truyền.
- Dịch truyền tĩnh mạch (đã được đông băng) có chứa tương ứng với 20 mg và 40 mg ceftazidime khan trong 1 ml dung dịch 4,4% và 3,2% dextrose.
- Hàm lượng và liều lượng biểu thị theo dạng ceftazidime khan: 1 g ceftazidime khan tương ứng với 1,16 g ceftazidime pentahydrat.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Benzonatate
Loại thuốc
Thuốc trị ho
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nang 100 mg, 200 mg.
Sản phẩm liên quan









