
Thuốc Sucrapi 1000mg/5ml Apimed điều trị loét dạ dày tá tràng (20 gói)
Danh mục
Thuốc tiêu hoá
Quy cách
Hỗn dịch uống - Hộp 20 gói
Thành phần
Sucralfate
Thương hiệu
Apimed - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC APIMED - VIỆT NAM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VD-30914-18
140.000 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Sucrapi gói 1000mg/5ml hỗn dịch có thành phần chính là Sucralfat được sản xuất bởi Công ty Cổ phần dược Apimed. Hỗ dịch uống Sucrapi được chỉ định sử dụng trong điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, viêm dạ dày mạn tính. Điều trị phòng tái phát loét tá tràng và loét do stress, phòng chảy máu dạ dày ruột khi loét do stress.
Cách dùng
Hỗn dịch uống Sucrapi nên uống vào lúc đói, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Liều dùng
Liều dùng đối với người lớn và thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên:
Điều trị loét tá tràng, viêm dạ dày
- Uống 2 g (10 ml)/ lần, 2 lần/ ngày (vào buổi sáng và trước khi đi ngủ) hoặc uống 1 g (5 ml)/ lần, 4 lần/ ngày (uống 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).
- Thường điều trị trong 4 đến 6 tuần, nếu cần có thể dùng tới 12 tuần.
- Liều tối đa là 8 g (40 ml)/ ngày.
Điều trị loét dạ dày lành tính
- Uống 1 g (5 ml)/ lần, 4 lần/ ngày.
- Thường điều trị trong 6 – 8 tuần.
- Nếu người bệnh bị nhiễm Helicobacter pylori, cần được điều trị để loại trừ vi khuẩn H. pylori tối thiểu bằng Metronidazol + Amoxicillin và phối hợp với Sucralfat + một thuốc chống tiết acid (như thuốc ức chế H2 histamin hay ức chế bơm proton).
Điều trị phòng tái phát loét tá tràng
- Uống 1 g (5 ml)/ lần, 2 lần/ ngày.
- Điều trị không được kéo dài quá 6 tháng.
- Để loại trừ tái phát do vi khuẩn Helicobacter pylori cần phối hợp với kháng sinh.
Điều trị phòng loét do stress
- Uống 1 g (5 ml)/ lần, 4 lần/ ngày.
- Liều tối đa 8 g (40 ml)/ ngày.
Điều trị phòng chảy máu dạ dày ruột khi loét do stress
- Uống 1 g (5 ml)/ lần, 6 lần/ ngày.
- Liều tối đa 8 g (40 ml)/ ngày.
Liều dùng đối với trẻ em dưới 15 tuổi:
Không khuyến cáo sử dụng hỗn dịch uống Sucrapi cho trẻ em dưới 15 tuổi, trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.
Không uống thuốc quá liều quy định.
Làm gì khi quá liều?
Hầu hết các trường hợp quá liều đều không có triệu chứng, một vài trường hợp có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn. Các nghiên cứu về độc tính cấp tính trên động vật, sử dụng liều lên đến 12 g/kg thể trọng chưa tìm thấy liều gây chết. Do đó nguy cơ xảy ra quá liều là rất thấp.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Táo bón.
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
Tiêu hóa: Ta chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng.
Ngoài da: Ngứa, ban đỏ.
Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn.
Các tác dụng phụ khác: Đau lưng, đau đầu.
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
Phản ứng quá mẫn: Ngứa, mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to.
Hướng dẫn cách xử trí ADR: Các tác dụng không mong muốn của sucralfat ít gặp và cũng hiếm trường hợp phải ngừng thuốc.
Sản phẩm liên quan












Tin tức











