Ademetionine


Phân loại:

Dược chất

Mô tả:

Tên thuốc gốc (Hoạt chất)

Ademetionine (S – adenosyl – L – methionine)

Loại thuốc

Acid amin và dẫn xuất

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên nén bao film tan trong ruột 500 mg
  • Bột rắn pha dung dịch tiêm 500 mg / 5 mL

Dược động học:

Hấp thu

S-Adenosylmethionine được hấp thu từ ruột non sau khi uống.

Dạng uống có sinh khả dụng kém.

Phân bố

Nồng độ cao nhất được tìm thấy trong não và gan.

Chuyển hóa

Chuyển hóa đầu tiên đáng kể ở gan, khoảng 50% S-adenosylmethionine được chuyển hóa S-adenosylhomocysteine, sau đó được chuyển hóa thành homocysteine. Homocysteine ​​có thể được chuyển hóa thành cystathionine và sau đó là cysteine ​​hoặc thành methionine.

Đồng yếu tố trong quá trình chuyển hóa homocysteine ​​thành cysteine ​​là vitamin B6.

Các yếu tố để chuyển hóa homocysteine ​​thành methionine là axit folic, vitamin B12 và betaine.

Thải trừ                                                                                                                    

Không có báo cáo.

Dược lực học:

S – adenosyl – L – methionine được hình thành từ phản ứng giữa L-methionineadenosine triphosphate dưới sự xúc tác bởi enzyme S-adenosylmethionine synthetase.

Sự khiếm khuyết S – adenosyl – L – methionine làm gia tăng sự tổn thương tế bào gan:

S – adenosyl – L – methionine là một acid amin có mặt một cách tự nhiên hầu hết trong các mô và dịch cơ thể. Ademetionine có chức năng chủ yếu là coenzyme và là chất chuyển hóa trực tiếp của axit amin thiết yếu L-methionine, một quá trình chuyển hóa quan trong ở người, đóng vai trò chính trong cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Ademetionine cần cho các quá trình vận chuyển, truyền tin qua màng và liên quan đến tính lưu động của màng tế bào.

Nó cũng giúp duy trì hoạt động của một số kích thích tố và chất dẫn truyền thần kinh.

Ademetionine có 3 cơ chế tác dụng giúp duy trì sự toàn vẹn của màng tế bào, giải độc và kiểm soát sinh trưởng trong tế bào gan:

  1. Chuyển hóa nhóm methyl: Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của màng tế bào. Cần thiết cho việc tổng hợp phospholipid màng tế bào, protein, acid nucleic và chất dẫn truyền thần kinh. Một trong các phản ứng chuyển nhóm methyl quan trọng nhất liên quan đến tổng hợp phospholipid vốn đóng vai trò trong tính lưu động của màng tế bào, hoạt động điện sinh học xuyên màng và hoạt động men Na+ / K+ ATPase màng tế bào.
  2. Chuyển nhóm sulfur: Tạo ra chất độc nội sinh chất glutathione, taurine và các hợp chất sulfate có tác dụng giải độc, chống oxy hóa.
  3. Chuyển nhóm propylaminoamine: Tổng hợp nhiều loại amin, điều tiết và kiểm soát sự sinh trưởng tế bào gan.



Chat with Zalo