Nguyên nhân nổi hạch dưới cằm: Bạn đã biết chưa?

Nổi hạch dưới cằm khiến người bệnh không khỏi hoang mang, lo lắng. Khi gặp phải tình trạng này, không ít người không biết nguyên nhân vì sao bản thân mình lại xuất hiện hiện tượng bất thường này. Nếu còn chưa rõ, bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn nguyên nhân vì sao bị nổi hạch dưới cằm. 

Nổi hạch dưới cằm là gì? 

Trước hết, ta hiểu rằng cơ thể muốn hoạt động bình thường thì cần có sự vận hành trơn tru của hệ miễn dịch, mà chủ yếu là sự điều hành của hệ thống hạch bạch huyết. Như vậy, hạch bạch huyết được hiểu đơn giản là những tuyến Lympho nhỏ, nằm rải rác xung quanh cơ thể. Chúng có nhiệm vụ điều tiết dòng lưu thông dịch bạch huyết, sau đó là kiểm soát và chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, khi dòng lưu thông xảy ra bất thường hoặc cơ thể bị viêm nhiễm do sự tác động của vi khuẩn, virus, hạch bạch huyết dưới cổ sẽ sưng lên. Đây là một cơ chế phòng vệ bình thường của cơ thể. 

Nguyên nhân nổi hạch dưới cằm - Bạn đã biết chưa? 1 Hạch bạch huyết được phân bố rải rác khắp cơ thể 

Nguyên nhân nổi hạch dưới cằm 

Hiện nay, có rất nhiều lời đồn đoán rằng nổi hạch dưới cằm là dấu hiệu của ung thư. Đây là một quan niệm sai lầm. Sưng hạch bạch huyết do rất nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm cả lành tính và ác tính. 

Nguyên nhân lành tính 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch có thể kể đến là: 

  • Cảm cúm; 
  • Nhiễm vi khuẩn và virus gây hại; 
  • Nhiễm trùng răng; 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên; 
  • Viêm xoang;
  • Nhiễm trùng tai;
  • Viêm họng, viêm amidan; 
  • Mọc răng ở trẻ nhỏ; 
  • Nhiễm trùng da;
  • Viêm mô tế bào vùng mặt;
  • Bệnh sởi, thủy đậu;
  • HIV, giang mai, lậu, chlamydia hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục; 
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân; 
  • Lao hạch. 
Nguyên nhân nổi hạch dưới cằm - Bạn đã biết chưa? 2 Trẻ nhỏ mọc răng thường bị nổi hạch dưới cằm 

Nguyên nhân ác tính 

Bên cạnh các tác nhân lành tính, người bệnh hoàn toàn có thể phải đối mặt với các tác nhân ác tính như: 

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Đây là căn bệnh do sự rối loạn của hệ miễn dịch, khiến cơ thể tưởng nhầm các bộ phận là các tác nhân xâm nhập và tìm cách loại bỏ chúng. Trong đó, lupus và viêm khớp dạng thấp là hai căn bệnh mà người Việt Nam thường gặp. Hạch lúc này không chỉ nổi ở dưới cằm mà có thể xuất hiện ở toàn thân, sưng to, gây cảm giác đau đớn, thậm chí là mất ăn, mất ngủ cho người bệnh. 
  • Ung thư: Khi hạch bạch huyết ở cổ sưng to, chảy mủ, kèm theo đau họng, mất tiếng và chảy máu cổ họng, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh ung thư vòm họng hoặc ung thư tuyến giáp. Khi khối u ác tính tăng lên, các tế bào trong cổ họng bị chèn ép dẫn đến chảy máu, thậm chí là chèn ép lên dây thanh quản khiến người bệnh mất tiếng, khó nhai, khó nuốt trong thời gian dài. 
  • Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc chống sốt rét cũng là một trong những nguyên nhân được cho là thường xuyên gây nổi hạch dưới cằm. 

Nguyên nhân khác 

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng thống kê được một số nguyên nhân khác, được biểu hiện ra ngoài cơ thể bằng triệu chứng sưng hạch dưới cằm: 

  • Sốt mèo cào;
  • Viêm nướu;
  • Bệnh bạch cầu;
  • Lở miệng;
  • Bệnh toxoplasmosis;
  • Bệnh lao;
  • Hội chứng Sezary;
  • Bệnh zona thần kinh.
Nguyên nhân nổi hạch dưới cằm - Bạn đã biết chưa? 3 Viêm nướu cũng có thể là nguyên nhân nổi hạch dưới cằm

Nổi hạch dưới cằm có cần thăm khám bác sĩ không? 

Nhiều bệnh nhân vì quá lo lắng mà khi sờ thấy dưới cằm mình nổi lên những u cục bất thường là sốt sắng đến thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết. Để xác định xem mức độ nghiêm trọng của tình trạng sưng hạch bạch huyết, bạn cần chắc chắn rằng đây là hạch lành tính hay ác tính. Cụ thể: 

Triệu chứng hạch lành tính 

Nếu hạch dưới cổ sưng lên, cứng, hạch nổi ít, từ 1 - 4 cái, kích thước nhỏ hơn 1cm và di động linh hoạt, không đau thì đây là hạch lành tính. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng chỉ sau vài giờ, hoặc vài ngày là tình trạng này sẽ tự động thuyên giảm. 

Triệu chứng hạch ác tính 

Nếu hạch to bất thường, bằng quả bóng bàn hoặc quả tennis, sờ vào thấy đau. Hơn nữa, hạch mọc thành chùm lớn, mưng mủ, không di động, đi kèm với các triệu chứng bất thường như: 

  • Đau đầu, đau nửa đầu; 
  • Đau họng, xuất hiện khối u ở họng; 
  • Ho khan hoặc mất tiếng; 
  • Chảy máu cam; 
  • Sụt cân, suy nhược cơ thể; 
  • Sốt dai dẳng
  • Đau răng, đau nướu;
  • Viêm tai, viêm mũi,...

Lúc này, bạn nên đến thăm khám ngay tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán chính xác. Nếu không được chữa trị kịp thời, hạch ác tính rất khó lành lại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làm gián đoạn sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. 

Nguyên nhân nổi hạch dưới cằm - Bạn đã biết chưa? 4 Bạn nên cho trẻ thăm khám bác sĩ nếu trẻ nổi hạch đi kèm với sốt cao

Trên đây là những giải đáp chi tiết cho câu hỏi về nguyên nhân nổi hạch dưới cằm. Nếu thường xuyên nổi hạch lành tính dưới cằm nói riêng và hạch bạch huyết nói chung, bạn nên tập trung nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch để chống chọi tốt hơn với các tác nhân có hại bên ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn phòng và chống dịch Covid-19. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo