Liệu người tiểu đường có ăn được chôm chôm không?

Tiểu đường là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu. Một trong những phương pháp cải thiện sức khỏe người bệnh tiểu đường là chế độ ăn uống mà hoa quả là thực phẩm không thể thiếu. Đây là nguồn bổ sung chất xơ lớn cho người bệnh. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem người tiểu đường có ăn được chôm chôm không nhé!

Bệnh tiểu đường là bệnh gì? 

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa carbohydrate, cụ thể do suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi, hậu quả là làm cho glucose trong máu tăng dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. 

Glucose có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, đặc biệt là tế bào não.

lieu-nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-chom-chom-khong 1.jpg
Tiểu đường là một bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa carbohydrate

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường?

Theo như nghiên cứu, nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là do hormone insulin được sản sinh bằng tuyến tụy bị cản trở. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 1

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tiểu đường type 1 nhưng có thể khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Từ đó dẫn đến cơ thể không thể sản xuất insulin khiến quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn. 

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường type 1 cũng có thể do cơ thể mắc các bệnh khác như: Phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, chứng viêm tuyến tụy hoặc xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy. Mặt khác, tiểu đường type 1 còn có thể do gen di truyền.

lieu-nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-chom-chom-khong 2.jpg
Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là do hormone insulin bị cản trở

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là loại phổ biến nhất hiện nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh là do các tế bào hấp thụ glucose. Tiểu đường type 2 có cơ chế khởi phát từ các yếu tố di truyền như suy giảm bài tiết insulin, tính kháng insulin kết hợp với các yếu tố gồm chế độ ăn uống, thiếu vận động,... gây nên tình trạng suy giảm tác dụng insulin.

Dưới đây là một số yếu tố gây nên bệnh tiểu đường type 2: 

lieu-nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-chom-chom-khong 3.jpg
Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 2

Người tiểu đường có ăn được chôm chôm không?

Chôm chôm được xem là món ăn yêu thích tốt cho sức khỏe đối với tất cả mọi người kể cả người bị tiểu đường.

Trong 100 gram thịt chôm chôm có chứa khoảng 1.3 đến 2 gam chất xơ. Đặc biệt, chất xơ có trong thịt chôm chôm có thể hòa tan trong nước tạo ra một chất như gel, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này khiến bạn tăng cảm giác no, giúp bạn không ăn quá nhiều. Ngoài ra, chôm chôm còn chứa nhiều nước, giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể.

Mặt khác, chôm chôm còn là nguồn bổ sung vitamin C cho cơ thể, tạo điều kiện để cơ thể hấp thu sắt dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, lượng phốt pho trong chôm chôm giúp hỗ trợ loại bỏ chất thải từ thận. 

So với những loại trái cây khác như dưa hấu, sầu riêng, mít,… thì chôm chôm có chỉ số đường huyết (GI) 59 và người bệnh tiểu đường có thể ăn tối đa 6 quả trong một ngày. Vậy để trả lời cho câu hỏi "người tiểu đường có ăn được chôm chôm không" thì câu trả lời là có.

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn chôm chôm sẽ cải thiện sức khỏe của xương, sức khỏe tim mạch và ít hình thành sỏi thận.

lieu-nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-chom-chom-khong 4.jpg
Giải đáp: Người tiểu đường có ăn được chôm chôm không?

Những lưu ý cần biết

Theo những phân tích trên, có thể thấy, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được chôm chôm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải chú ý lượng chôm chôm nạp vào cơ thể. 

Mỗi ngày, bệnh nhân tiểu đường chỉ có thể ăn khẩu phần trái cây không quá 15 gam đường. Chính vì vậy mà người bệnh chỉ được ăn 6 quả chôm chôm trong một ngày, nếu ăn nhiều sẽ khiến lượng đường huyết trong máu tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, người tiểu đường không nên ăn những quả chôm chôm sẫm màu, vì nó chứa nhiều lượng đường hơn những quả vừa chín tới. Ăn những quả chín quá có thể khiến đường lên men, có nguy cơ làm tăng huyết áp. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không cần phải ăn kiêng quá mức, dẫn đến áp lực tâm lý. Nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Mặt khác, bạn nên xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường hợp lý và thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong máu để đảm bảo an toàn sức khỏe. 

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về người tiểu đường có ăn được chôm chôm không. Hy vọng bài viết sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về việc lựa chọn thực phẩm dành cho bệnh nhân mắc tiểu đường. Hãy cùng theo dõi Hà An Pharmacy để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé!

Xem thêm: Người tiểu đường có ăn được quả vú sữa không?

Kim Sa

Nguồn tham khảo: vnexpress.net



Chat with Zalo