Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị điện giật đúng cách mà bạn nên biết

Giật điện là một tai nạn vô cùng nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ em bởi tính hiếu động, sự tò mò với những thứ xung quanh. Phát hiện và có bước sơ cứu ban đầu kịp thời sẽ giảm tình trạng nguy hại đến sức khỏe của đứa trẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy để biết cách sơ cứu trẻ bị điện giật nhé.

Những nguy hiểm khi trẻ bị giật điện

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị điện giật đúng cách mà bạn nên biết 1 Điện giật gây tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể của trẻ

Điện giật là tai nạn xảy ra một cách đột ngột khiến cho nạn nhân bị bỏng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể thậm chí có thể dẫn đến tử vong do tim ngừng đập, ngừng thở. Những cơ quan bị ảnh hưởng do điện giật bao gồm: Tim, thận, thần kinh, da, cơ xương, hệ thống mạch máu…

Tim bị rung thất, loạn nhịp nhĩ và có thể ngừng tim đột ngột là những biểu hiện xảy ra khi bé bị điện giật. Sau khi xảy ra điện giật, cả 2 hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên sẽ bị tổn thương. Với cơ xương, điện giật có thể gây bỏng màng xương, gãy xương, phá hủy bào chất xương, hoạt tử xương… Sau khi bị điện giật, bé có thể sẽ bị tổn thương mạch máu khi xuất hiện các huyết khối động mạch do hội chứng ép khoang và đông cứng các mạch máu nhỏ. Chính những nguy hiểm như vậy, chúng ta cần có kiến thức hơn về cách sơ cứu khi trẻ bị điện giật và các biện pháp phòng tránh kịp thời cho trẻ.

Sơ cứu trẻ bị điện giật đúng cách như thế nào?

Hướng dẫn bạn sơ cứu khi trẻ bị điện giật đúng cách như sau:

Ngắt điện và đưa trẻ ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị điện giật đúng cách mà bạn nên biết 2 Tiến hành sơ cứu trẻ bị điện giật kịp thời đúng cách 

Bước đầu tiên khi sơ cứu bé bị bỏng điện giật, bạn cần ngắt nguồn điện ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh bằng cách rút phích cắm thiết bị điện hoặc tắt nguồn điện thông qua cầu chì, công tắc bên ngoài. Nếu không thể ngắt nguồn điện, bạn cần tách bé ra khỏi dòng điện bằng các dụng cụ không dẫn điện như chổi, que gỗ… và lưu ý không đưa chạm tay trần vào trẻ khi chưa ngắt điện. Đừng cố gắng đưa đứa trẻ ra khỏi dòng điện khi bạn bắt đầu có cảm giác ngứa và tê ở phần dưới cơ thể vì sẽ không an toàn cho cả bạn.

Kiểm tra tim, nhịp thở và thực hiện hồi sinh tim mạch nếu cần thiết

Tiến hành kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn của trẻ bao gồm nhịp tim, nhịp ho và cử động. Nếu trẻ có biểu hiện bị ngừng tim, ngừng thở, suy tim thì cần thực hiện các biện pháp hồi sinh tim phổi bằng cách đặt trẻ nằm, ngửa đầu tối đa, loại bỏ các dị vật trong miệng, ấn vào vùng trước tim. Kiểm tra nếu tim không đập trở lại tiến hành hà hơi thổi ngạt đồng thời ép tim ngoài lồng ngực cho trẻ, tiếp tục thực hiện đến khi tim đập trở lại và thở được. Ngay khi bé có dấu hiệu thở được cần tiến hành cầm máu, cố định phần xương bị gãy và lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để có thể tiến hành sơ cứu, điều trị kịp thời.

Cách sơ cấp cứu khi trẻ bị điện giật tại bệnh viện 

Tại bệnh viện, bé cần được theo dõi tình trạng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở liên tục. Hỗ trợ hô hấp cho trẻ bằng cách cho bé thở oxy xông mũi hoặc mặt nạ, với trường hợp suy hô hấp cấp nặng cần tiến hành bóp bóng oxy qua mặt nạ hoặc nội khí quản cho bé. Tiến hành đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể sau khi trẻ bị điện giật bằng cách kiểm tra công thức máu, điện giải máu, đường máu,… và đánh giá mức độ tổn thương cho trẻ. Nếu trẻ bị điện giật với nguồn điện cao áp, cần theo dõi tình trạng tim mạch 12 đến 24 tiếng dù không thấy bất kỳ tổn thương nào bên ngoài.

Cách phòng tránh điện giật ở trẻ

cách sơ cứu trẻ bị điện giật  3 Thiết kế dây dẫn điện xa tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

Trẻ em thường có tính hiếu động và tò mò đối với thế giới xung quanh nên các bậc cha mẹ cần lưu ý đến các biện pháp phòng tránh điện giật kịp thời cho trẻ. Cha mẹ nên thiết kế các ổ cắm, dây dẫn điện ngoài tầm với của trẻ. Dùng chắn điện an toàn hay bịt kín các ổ cắm ít sử dụng bằng băng dính. Hãy chọn dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện tốt, không nên sử dụng những loại dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện kém, thiếu an toàn. Để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện gia dụng cũng như dây dẫn điện có bị sờn tróc vỏ gây rò rỉ điện hay không để tiến hành sửa chữa và thay thế kịp thời.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách sơ cứu trẻ bị điện giật mà bạn nên biết. Hy vọng nội dung trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích sơ cứu khi bé bị điện giật kịp thời nhé.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo