hợp chất curcu (chiết xuất lá cây nghệ trắng và lá cây nghệ đen)


Phân loại:

Thành phần khác

Mô tả:

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Củ nghệ trắng.

Tên khác: Ngải trắng, nghệ rừng, nghệ sùi, nghệ mọi.

Tên khoa học: Curcuma aromatica Salisb, thuộc chi nghệ (Curcuma), họ gừng (Zingiberaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây nghệ trắng là một loại cây thân thảo, có chiều cao từ 20 đến 60cm, có thể cao đến 1m. Củ nghệ trắng dài, hình trụ hoặc hình trứng, bên ngoài có nhiều vảy, ruột có màu vàng nhạt và rất thơm.

Lá cây nghệ trắng hình giáo, mặt trên nhẵn và mặt dưới có lông mịn, lá dài, khoảng 30 đến 60cm, rộng khoảng 10 - 20 cm.

Hoa nghệ trắng mọc ở bên, có dạng hình nón và xếp chồng lên nhau. Mỗi cụm hoa có khoảng 3 đến 6 hoa mọc riêng lẻ. Ở gần phần gốc là vảy màu xanh nhạt, tiếp đến là vảy màu hồng hoặc tím nhạt mọc thưa. Hoa trên cùng có màu tím, mùa hoa của cây nghệ trắng nằm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.

Phân bố, thu hái, chế biến

Trên thế giới, củ nghệ trắng phân bố ở các vùng núi khí hậu nhiệt đới hoặc các vùng lân cận. Nghệ trắng còn phổ biến ở Ấn Độ, Nam Á. Tại Việt Nam, củ nghệ trắng có đến 27 loại, được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Đắk Lắk, Quảng Bình, Lâm Đồng.

Củ nghệ trắng được thu hái vào mùa thu hoặc đông. Sau khi thu hái, phần rễ con sẽ được loại bỏ, củ nghệ trắng được rửa sạch, ngâm 2 đến 3 giờ cho mềm, thái mỏng rồi đem sấy hoặc phơi khô, bảo quản dùng dần.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của nghệ trắng là thân rễ.

Củ nghệ trắng: Loại gia vị với tác dụng chống oxy hoá cao 1
Củ nghệ trắng

Dược động học:

Dược lực học:



Chat with Zalo