Carrageenan
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Carrageenan là gì?
Carrageenan được chiết xuất từ loại tảo đỏ có nguồn gốc từ Ireland, mọc dọc theo bờ biển Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Island. Là chất tạo gel, tạo đặc, carrageenan được chiết xuất bằng nước nóng dưới điều kiện khá kiềm, sau đó cho kết tủa/cô đặc.

Carrageenan có những đặc tính sau đây:
-
Có màu hơi vàng, màu nâu vàng nhạt hay màu trắng. Carrageenan tồn tại ở dạng bột thô, bột mịn và gần như không mùi.
-
Không tan trong ethanol nhưng carrageenan tan được trong nước ở nhiệt độ khoảng 80oC. Khi tan, carrageenan tạo thành một dung dịch sệt/dung dịch màu trắng đục có tính chảy. Lúc đầu, nếu được làm ẩm với cồn, glycerol, hay dung dịch bão hòa glucose và sucrose trong nước, carrageenan sẽ được phân tán dễ dàng trong nước hơn.
-
Tùy thuộc vào loại carrageenan, khối lượng phân tử, nhiệt độ, các ion có mặt và hàm lượng carrageenan mà độ nhớt của dung dịch sẽ khác nhau. Tuy nhiên, độ nhớt của Carrageenan sẽ tỉ lệ thuận với hàm lượng.
-
Carrageenantương tác được với nhiều loại gum - nhất là loại locust bean gum. Tùy hàm lượng, nó sẽ có tác dụng làm tăng độ nhớt, độ bền, độ đàn hồi của gel. Carrageenan sẽ làm tăng độ bền gel của guar gum nếu ở hàm lượng cao và ngược lại, nếu hàm lượng thấp thì chỉ làm tăng độ nhớt.
-
Khi carrageenan được cho vào những dung dịch của gum ghatti, alginate và pectin nó sẽ làm giảm độ nhớt của các dung dịch này.
Carrageenan trong thương mại gồm 3 loại sau:
-
Dạng kappa tạo nên sợi gel cứng do chứa ion kali; dạng này phản ứng với các protein sữa. Chủ yếu có nguồn gốc từ Kappaphycus alvarezii.
-
Các dạng iota tạo nên sợi gel mềm do các ion calci. Chủ yếu có nguồn gốc từ Eucheuma denticulatum.
-
Dạng lambda không tạo gel, chủ yếu làm chất làm dày trong sữa. Nguồn chủ yếu là từ Gigartina.
Trong thực phẩm, carrageenan là phụ gia quen thuộc E407 (hoặc E407a đối với “processed eucheuma seaweed”).
Điều chế sản xuất carrageenan
Carrageenan được thu nhận bằng cách chiết từ tảo biển bằng nước/dung dịch kiềm loãng. Carrageenan được thu lại bằng sự kết tủa bởi cồn, sấy thùng quay, hay kết tủa trong dung dịch KCl và sau đó làm lạnh. Methanol, ethanol và isopropanol là loại cồn được sử dụng trong suốt quá trình thu nhận và tinh sạch carrageenan.
Sản phẩm có thể chứa đường nhằm mục đích chuẩn hóa, chứa muối để thu được cấu trúc gel đặc trưng hay tính năng tạo đặc.

Cơ chế hoạt động của carrageenan
Carrageenan chứa các hóa chất có thể làm giảm bài tiết dạ dày và ruột. Một lượng lớn carrageenan kéo nước vào ruột, và điều này có thể giải thích tại sao nó có công dụng như thuốc nhuận tràng. Carrageenan cũng có thể làm giảm đau và sưng.
Carrageenan là các polysaccharide tạo bởi các chuỗi lặp lại của các đơn vị galactose và 3,6 anhydrogalactose (3,6-AG), cả dạng sulfat hóa và không sulfat hóa. Các đơn vị này tham gia các liên kết α-1,3 và β-1,4 glycosid.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Adenine là gì?
Adenine là một nucleobase (một dẫn xuất purine). Nó là một trong bốn nucleobase trong axit nucleic của DNA được biểu thị bằng các chữ cái G – C – A – T. Ba chất khác là guanine, cytosine và thymine. Các dẫn xuất của nó có nhiều vai trò khác nhau trong sinh hóa bao gồm hô hấp tế bào, ở dạng cả adenosine triphosphate (ATP) giàu năng lượng và các đồng yếu tố nicotinamide adenine dinucleotide (NAD), flavin adenine dinucleotide (FAD) và Coenzyme A.
Adenine có công thức hóa học là C5H5N5 và cấu trúc là một vòng cacbon-nitơ kép. Nó là một purine, vì vậy nó được tạo thành từ một vòng năm cạnh và một vòng sáu cạnh, mỗi vòng chứa nitơ, được hợp nhất với nhau. Phân tử adenin có thể được phân biệt với các nhân purin khác bằng nhóm amin gắn với cacbon của chúng ở vị trí 6. Ngoài ra còn có một nhóm hydro gắn với nitơ ở vị trí 9.
Adenine có công thức hóa học là C5H5N5
Nó cũng có có chức năng tổng hợp protein và là thành phần hóa học của DNA và RNA. Hình dạng của adenine bổ sung cho thymine trong DNA hoặc uracil trong RNA.
Điều chế sản xuất
Sự chuyển hóa purine liên quan đến sự hình thành của adenine và guanine. Cả adenine và guanine đều có nguồn gốc từ nucleotide inosine monophosphate (IMP), lần lượt được tổng hợp từ một ribose phosphate có sẵn từ trước thông qua một con đường phức tạp sử dụng các nguyên tử từ axit amin glycine, glutamine và axit aspartic, cũng như coenzyme tetrahydrofolat.
Phương pháp sản xuất adenine ở quy mô công nghiệp được công nhận hiện nay là một dạng sửa đổi của phương pháp formamide. Phương pháp này làm nóng formamide trong điều kiện 120 độ C trong bình kín trong 5 giờ để tạo thành adenin. Phản ứng được tăng lên nhiều về số lượng bằng cách sử dụng phốtpho oxyclorua (photphoryl clorua) hoặc photpho pentachlorua làm chất xúc tác axit và điều kiện ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím.
Sau khi 5 giờ trôi qua và dung dịch formamide-phospho oxychloride-adenine nguội bớt, nước được đưa vào bình có chứa formamide và bây giờ là adenine đã tạo thành.
Cơ chế hoạt động
Adenine tạo thành adenosine, một nucleoside, khi gắn vào ribose, và deoxyadenosine khi gắn vào deoxyribose, và nó tạo thành adenosine triphosphate (ATP), thúc đẩy nhiều quá trình trao đổi chất tế bào bằng cách truyền năng lượng hóa học giữa các phản ứng.
Thymol là gì?
Thymol là một dẫn xuất phenol monoterpenoid tự nhiên của cymene, C10H14O, đồng phân với carvacrol. Thymol được tìm thấy trong tinh dầu của cỏ xạ hương, được chiết xuất từ nhiều loại thực vật trong đó có cây Thymus Vulgaris. Thymol có đặc tính khử trùng mạnh giống như nhiều chất có nguồn gốc thực vật khác. Thymol có mùi thơm, tinh thể màu trắng và có tính sát trùng mạnh. Thymol có hương vị đặc biệt và được dùng nhiều trong ẩm thực.

Ngay từ xa xưa con người đã biết dùng Thymol như một chất khử trùng mạnh. Người Ai cập cổ đại đã biết sử dụng Thymol để ướp xác. Người Mỹ sử dụng Thymol để điều trị viêm nhiễm cổ họng và miệng. Người châu Âu biết sử dụng Thymol để làm dịu da phồng rộp.
Người La Mã làm sạch phòng bằng cỏ xạ hương cùng với phomat và rượu để thanh lọc không khí mang lại hương thơm cho căn phòng. Người Hy Lạp dùng để làm hương đốt.
Ngày nay trong nhiều sản phẩm tẩy rửa gia dụng có thành phần thymol. Trong nước súc miệng cũng có thành phần Thymol. Kể cả trong các loại thuốc đuổi côn trùng thuốc diệt nấm và dùng để trị mụn đều có thành phần này. Có thể nói Thymol là một loại dầu thiết yếu, có hoạt tính kháng khuẩn rất tốt.
Điều chế sản xuất
Thymol được chiết xuất từ cỏ xạ hương là một chất kết tinh màu trắng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm với mục đích khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hoạt động kháng vi sinh vật mạnh mẽ của Thymol. Đồng thời cũng có khả năng chống oxy hóa.
Cơ chế hoạt động
Một số báo cáo trước đây đã tiết lộ thymol hấp thu nhanh chóng sau khi uống và sự đào thải của nó trong dạ dày hoặc ruột. Ở một báo cáo khác đã chứng minh sự hiện diện của thymol trong dạ dày, ruột và nước tiểu chuột và thỏ. Sự hiện diện của thymol có sau khi uống với dầu mè liều lượng khoảng 500mg. Một liều duy nhất thymol dùng cho chó cho thấy sự hiện diện của liên hợp thymol trong nước tiểu (22 hoặc 34%) sau 3–4 giờ. Uống một liều duy nhất thymol (50 mg/kg) được hấp thu nhanh và thải trừ chậm trong vòng 24 giờ.
Nồng độ tối đa đạt được sau 30 phút, trong khi cần khoảng 0,3 giờ cho thời gian bán hủy. Nồng độ thấp hơn của thymol được phục hồi trong thận, gan, phổi và cơ trong khi nồng độ cao hơn của nó được phát hiện trong niêm mạc và các chất bên trong ruột khác cho thấy nó được hấp thụ một phần.
Theo báo cáo của Kohlert sau khi uống 1,08mg thymol, nồng độ trong huyết tương của các chất chuyển hóa thymol có thể phát hiện được sau 20 phút. Sự hấp thụ nhanh chóng của thymol cho thấy nó được hấp thụ chủ yếu ở thành phần trên của ruột. Ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
Colloidal oatmeal là gì?
Từ lâu, yến mạch đã là nguyên liệu được chị em yêu thích vận dụng vào cơ chế ăn kiêng, giảm cân. Bên cạnh đó, bột yến mạch còn được chị em kết hợp cùng sữa chua để làm mặt nạ giúp da sáng, giảm mụn rất hiệu quả.
Trong thành phần của yến mạch có chứa 66% carbohydrate; 11,2% protein; 9,2% chất béo; 7,1% chất xơ cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium… Bên cạnh đó còn có các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5% mang lại lợi ích cho sức khỏe lẫn chăm sóc da.

Vì những công dụng nói trên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất mỹ phẩm đã mang bột yến mạch vào sản xuất các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm giảm ngứa, đỏ và làm dịu da.
Colloidal Oatmeal là loại bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Colloidal Oatmeal được đánh giá là cứu tinh cho những làn da nhạy cảm khi có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên. Ngoài ra, Colloidal Oatmeal được dùng như liệu pháp trợ giúp ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid ngoài da.
Colloidal oatmeal đã được FDA chấp thuận vào năm 2003 như một chất bảo vệ da tự nhiên. Thành phần này an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da nên những sản phẩm có chứa Colloidal Oatmeal đều có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Colloidal Oatmeal có nhiều dạng, gồm bột, gel, kem và có mặt trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số loại dưỡng da chứa bột yến mạch keo được dành riêng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến,…
Điều chế sản xuất
Colloidal Oatmeal được sản xuất làm bằng cách nghiền hạt yến mạch trong một nền nước hoặc dầu thành bột mịn và đun sôi để tạo thành bột yến mạch keo. Ngày xưa, việc sản xuất bột yến mạch keo khá khó điều chế do phải xay nhiều lần, sàng lọc qua nhiều bước để tách cám yến mạch, loại bỏ vỏ và tạp chất tránh kích ứng cho da và gây xước da.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người ta sử dụng máy quay và xay ly tâm hạt yến mạch, sau đó để một vài phút đã cho một thành phẩm mềm mịn.

Cơ chế hoạt động
Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể hoạt động như một chất làm sạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và chống viêm bảo vệ.
Alumina là gì?
Alumina là oxit của nhôm, công thức hóa học là Al2O3. Alumina tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh màu trắng. Chúng ta hiếm khi tìm thấy Alumina tự nhiên ở dạng tự do vì nhôm quá phản ứng. Trong tự nhiên, nhôm sẽ có lớp oxit bảo phủ bề mặt nó, bảo vệ nó khỏi bị ăn mòn.
Alumina có khối lượng phân tử vào khoảng 102 g mol-1. Điểm nóng chảy và điểm sôicủa Alumina là trên 2000 độ C. Đặc tính của hợp chất này là nó không tan trong nước nhưng rất hút ẩm, không thể dẫn điện nhưng nó là chất dẫn nhiệt. Vì nhôm là một nguyên tố lưỡng tính nên nhôm oxit cũng là một oxit lưỡng tính.

Alumina thường xuất hiện ở dạng khoáng chất kết tinh. Nó rất hữu ích trong việc sản xuất kim loại nhôm bằng quy trình Hall. Trong quá trình này, Alumina được hòa tan trong criolit nóng chảy, và muối tạo thành được điện phân. Sau đó, chúng ta có thể thu được kim loại nhôm nguyên chất.
Hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng hợp chất này như một chất mài mòn do độ cứng và sức mạnh của nó. Nó cũng hữu ích như một chất xúc tác để tăng cường tốc độ phản ứng hóa học. Ngoài ra, nó rất hữu ích như một chất hấp thụ nước để làm sạch khí và chất độn cho nhựa.
Các nhà sản xuất mỹ phẩm thường sử dụng Alumina trong các sản phẩm làm sạch, son môi, phấn má hồng và các sản phẩm khác. Theo tổ chức EWG (Hoa Kỳ), mặc dù Alumina có khả năng tăng cường hấp thụ qua da và tích lũy sinh học, nhưng nó vẫn được đánh giá là thành phần an toàn trong mỹ phẩm với liều lượng nhỏ.
Điều chế sản xuất Alumina
Alumina có nguồn gốc chủ yếu từ quặng bauxite thông qua quy trình của Bayer. Trong đó, vật liệu xút kết hợp với nhiệt và áp suất được sử dụng để hòa tan các khoáng chất chứa nhôm từ bauxite. Dư lượng bauxite sau đó được tách ra khỏi natri aluminate, cho phép alumina được kết tinh từ dung dịch còn lại. Alumina kết tinh sau đó được xử lý nhiệt trong lò quay để loại bỏ độ ẩm giới hạn, tạo ra sản phẩm alumina tinh khiết cuối cùng.

Cơ chế hoạt động
Alumina là một thành phần phụ đa năng chủ yếu hoạt động như một chất chứa sắc tố. Sắc tố ở đây có thể là thành phần chống nắng vật lý như titanium dioxide hoặc một thành phần tạo màu nào đó được pha trộn với các tiểu cầu alumina và được phủ bởi một số loại silicone như triethoxycarprylylsilane. Phương thức này giúp các sắc tố được phấn bố đồng đều và dễ tán hơn trên da. Alumina rất hữu ích cho các sản phẩm chống nắng vật lý cũng như các sản phẩm trang điểm.
Microcrystalline cellulose là gì?
Microcrystalline cellulose có nhiều tên gọi khác nhau như cellulose vi tinh thể hay MMC, nó có nguồn gốc từ gỗ hoặc các bộ phận thực vật cứng khác nhừ xử lý cẩn thận bằng axit vô cơ. Microcrystalline cellulose không phải được tạo ra tư các pallet công nghiệp tái chế nhé.
Microcrystalline cellulose có nguồn gốc từ thực vật nên rất thân thiện với môi trường. Tá dược này có đặc điểm không màu, không mùi, nó không thể hòa tan trong nước mà chảy tự do nên rất khó nhận ra nó.
Đối với các sản phẩm như dược phẩm, thực phẩm hay mỹ phẩm, hoạt chất microcrystalline cellulose là một trong những chất phụ gia rất có giá trị. Có nguồn gốc từ thực vật nên Microcrystalline cellulose an toàn đối với sức khỏe người dùng, Microcrystalline cellulose đã được đo lường, kết quả cho thấy định tính phù hợp với mục đích sử dụng.
Điều chế sản xuất Microcrystalline cellulose
Điều chế microcrystalline cellulose từ nguyên liệu bông: Điều chế MCC từ bông với lượng bông nguyên liệu có hàm lượng a-xenlulô = 94% là 250g; nồng độ axit HCl = 10%; nhiệt độ phản ứng 105oC; thời gian thủy phân bằng 30 phút. Hiệu suất đạt 89,36%, sản phẩm MCC có DP = 217; tỷ trọng khối 0,36 - 0,38g/ml.
Điều chế MCC từ nguyên liệu bột giấy: Điều chế MCC từ bột giấy Indonesia, bột giấy Bãi Bằng sau khi đã tách-xenlulo và pentosan từ bột giấy thương phẩm trong dung dịch kiềm theo phương pháp của Hyatt với điều kiện thực nghiệm như sau: Giai đoạn xử lý kiềm, phân tán 500 gam bột giấy vào 4,5 lít nước cất bằng máy khuấy cơ học, trong bình phản ứng 3 cổ có lắp sinh hàn hồi lưu. Bổ sung 22,5gam NaOH vào hỗn hợp phản ứng, nâng nhiệt độ khối hỗn hợp phản ứng lên 60oC. Duy trì ở nhiệt độ này trong 2 giờ, lọc, rửa đến trung tính. Sấy khô ở 105 oC trong 10 giờ, thu được 375 gam xenlulo (75%). Phân tích hàm lượng a-xenlulo bằng phương pháp hòa tan xenlulo trong dung dịch KOH 17,5 %, hàm lượng a-xenlulo của mẫu thu được là 98%.
Giai đoạn thủy phân điều chế MCC: Bột giấy thu được ở giai đoạn xử lý kiềm: 250 gam; Các điều kiện phản ứng như đã nêu ở trên, thu được 202,5 gam (81% tính theo xenlulo đã xử lý kiềm). DP = 198. Hiệu suất MCC tính theo bột giấy thương phẩm là 60,75%. Quy trình thực nghiệm tương tự như trên, hiệu suất MCC thu được là 80,4%, 60,0% tính theo bột giấy thương phẩm. DP của sản phẩm là 202,. tỷ trọng khối là 0,34 - 0,36 g/ml.
Cơ chế hoạt động Microcrystalline cellulose
Microcrystalline cellulase "phá vỡ" phân tử cellulose thành các monosaccharide như beta-glucose hay thành các polysaccharide ngắn hơn và oligosaccharide. Sự phân hủy cellulose có tầm quan trọng đáng kể về kinh tế. Từ thành phần chính của thực vật tạo ra sản phẩm để tiêu thụ và sử dụng trong các phản ứng hóa học. Phản ứng liên quan đến sự thủy phân của các liên kết 1,4-beta-D-glycosidic trong cellulose, hemicellulose, lichenin và beta-D-glucan trong ngũ cốc. Trong đó, các phân tử cellulose liên kết chặt chẽ với nhau. Sự phân giải cellulose là tương đối khó khăn so với sự phân hủy của các polysaccharide khác.
Động vật có vú hầu hết có khả năng hạn chế tiêu hóa các chất xơ như cellulose. Một số loài động vật như bò và cừu và động vật có dạ dày đơn như ngựa, cellulase có thể được tạo ra bởi vi khuẩn cộng sinh.
Một số loại cellulase khác nhau có cấu trúc và cơ chế khác nhau. Từ đồng nghĩa, dẫn xuất và các enzym cụ thể liên quan đến tên "cellulase" bao gồm endo-1,4-beta-D-glucanase (beta-1,4-glucanase, beta-1,4-endoglucan hydrolase, endoglucanase D, 1,4 - (1,3,1,4) -eta-D-glucan 4-glucanohydrolase), carboxymethyl cellulase (CMCase), avicelase, celludextrinase, cellulase A, cellulosin AP, cellulase kiềm, cellulase A 3, 9.5 cellulase và pancellase SS. Enzym mà chia lignin làm đôi khi cũng được gọi là cellulase. Ngày nay không được chấp nhận vì cách sử dụng này đã lỗi thời; chúng là các enzyme biến đổi lignin, không phải cellulose.
Butyrospermum Parkii Butter là gì?
Butyrospermum Parkii Butter (hay Shea butter) được gọi phổ biến hơn với cái tên là bơ hạt mỡ. Loại bơ này được chiết xuất 100% tự nhiên từ Shea - Karite - một loài cây được trồng nhiều ở các nước châu Phi.
Trong điều kiện bình thường, Butyrospermum Parkii Butter ở thể rắn và hạt bơ nguyên chất thường có màu trắng. Khi thêm borututu hoặc thuốc nhuộm, Butyrospermum Parkii Butter sẽ chuyển sang màu vàng.

Sở dĩ shea butter từ rất lâu về trước đã được ưa chuộng sử dụng trong chăm sóc da là vì chứa nhiều thành phần có lợi như:
-
Acid cinnamic: Có khả năng giúp hấp thụ tia UVB, bảo vệ làn da hiệu quả. Loại acid này cũng giúp làm giảm tình trạng viêm da, dị ứng,...
-
Vitamin E: Đây là thành phần dưỡng chất rất tốt cho làn da, dưỡng ẩm và hạn chế lão hóa da hiệu quả.
-
Vitamin A: Tác dụng kích thích tái tạo da, giúp cải thiện nếp nhăn, vết chân chim trên da.
-
Phenolics: Thành phần này nhờ có chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên nên đặc biệt có ích cho việc chăm sóc da.
-
Acid béo: Loại axit này nhờ chứa năm loại acid béo chính cũng như các chất chống oxy hóa mà mang lại tác dụng dưỡng ẩm và tái tạo da rất hiệu quả.
Tùy vào quá trình xử lý chế biến mà thành phẩm sẽ có nhiều loại bơ khác nhau trên thị trường, bao gồm:
-
Bơ shea thô: Hạt của cây shea sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, tách bỏ lớp vỏ cứng lấy phần thịt bên trong. Giã nát phần thịt này rồi đem rang, sau đó đem nấu để vớt lấy phần bơ nổi trên bề mặt và có thể sử dụng. Bơ sẽ có màu ngà hoặc hơi vàng, mùi hơi khó ngửi. Do là bơ thô nên thành phẩm sẽ có thể có lẫn một số tạp chất như lá cây hay xác của hạt.
-
Bơ shea chưa tinh chế: Loại bơ chưa tinh chế sẽ trải qua quá trình lọc đơn giản bằng cách dùng đất sét, vải mỏng. Sau khi lọc xong, bơ được đổ ra khuôn ở dạng thỏi hoặc đựng trong hũ.
-
Bơ shea tinh chế: Khác với bơ chưa tinh chế, shea butter tinh chế sau quá trình lọc sẽ được nhà sản xuất chế biến thêm ít nhiều để làm đổi tính chất và khử mùi đặc trưng của bơ. Bơ shea tinh chế thường có màu trắng và rất mịn. Nó có thể chứa các loại tinh dầu, chất bảo quản, chất phụ gia…
-
Bơ shea siêu tinh chế: Bơ này được lọc ít nhất 2 lần, có màu trắng và thường được dùng làm nguyên liệu cho kem dưỡng da, kem dưỡng tóc, son môi… Đó là lý do bơ shea dạng siêu tinh chế có thể chứa các hóa chất gây hại từ quá trình lọc và chế biến.
Điều chế sản xuất
Butyrospermum Parkii Butter thương mại được chiết xuất theo phương pháp ép lạnh.
Cetrimonium Chloride là gì?
Cetrimonium Chloride, Cetrimonium Bromide và Steartrimonium Chloride là các muối amoni bậc bốn được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Cetrimonium Chloride có đặc tính như tan trong nước, là chất hoạt động bề mặt và có khả năng kháng khuẩn, chống viêm.

Cetrimonium Chloride tồn tại ở dạng chất lỏng màu vàng nhạt, mùi nồng, có thể tương thích với chất hoạt động bề mặt không ion, cation và các dung môi phân cực. Nhờ những đặc tính kể trên mà các nhà sản xuất chuộng sử dụng Cetrimonium Chloride trong các sản phẩm chăm sóc tóc để giúp người dùng giải quyết các vấn đề hư tổn của tóc do làm tóc và nhiệt độ quá cao.
Bên cạnh đó, Cetrimonium Chloride còn được sử dụng như là một loại chất hoạt động bề mặt hiệu quả, nó có khả năng cân bằng điện tích trên bề mặt tóc giúp tóc mượt mà hơn trong thời tiết lạnh, khô…
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
Astaxanthin là gì?
Trong một số loại tảo, tạo ra màu hồng hoặc đỏ cho cá hồi, tôm và các loại hải sản khác có thành phần Astaxanthin - thuộc một nhóm hóa chất carotenoid. Ngoài dầu cá cùng axit béo omega-3, Astaxanthin là một dưỡng chất từ đại dương đem lại nhiều lợi ích cải thiện các chức năng trong cơ thể con người.
Chất chống oxy hóa Astaxanthin có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại, cải thiện cách hoạt động của hệ miễn dịch. Công dụng của astaxanthin được đánh giá khá tốt. Nó giúp làn da khỏe mạnh hơn, tăng sức bền, sức khỏe tim mạch, giảm đau khớp và thậm chí có thể điều trị ung thư trong tương lai.

Astaxathin đã được sử dụng điều trị bệnh Alzheimer, Parkinson, đột quỵ, cholesterol cao, bệnh gan, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (mất thị lực do tuổi tác) kể cả ngăn ngừa ung thư. Nó còn được sử dụng điều trị cho hội chứng chuyển hóa - bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Tác dụng của astaxathin cải thiện hiệu suất tập thể dục, giảm tổn thương cơ và đau nhức cơ sau khi tập luyện. Nó còn ngăn ngừa cháy nắng, cải thiện giấc ngủ, điều trị hội chứng ống cổ tay, chứng khó tiêu, vô sinh nam, các triệu chứng mãn kinh và viêm khớp dạng thấp.
Astaxanthin dạng kem được thoa trực tiếp lên da giúp chống nắng, giảm nếp nhăn và nhiều lợi ích thẩm mỹ khác.
Astaxanthin được dùng trong nông nghiệp để làm thức ăn bổ sung cho gà đẻ trứng. Trong thự phẩm, astaxanthin được sử dụng làm chất tạo màu cho cá hồi, cua, tôm, gà và trứng...
Điều chế sản xuất
Hoạt chất astaxanthin là hợp chất lipophilic được hòa tan trong dung môi và dầu với phương pháp dùng dung môi và axit, dầu ăn hỗ trợ vi sóng và enzyme được sử dụng để cấu trúc astaxanthin. Astaxanthin trong Haematococcus được cấu trúc bằng nhiều phương pháp sử dụng các axit khác nhau, có thể chiết bằng axit hydrochloric cho phép thu được tới 80% lượng sắc tố, astaxanthin được tích lũy trong các tế bào nang hóa của Haematococcus.
Đậu nành, ngô, ô liu và hạt nho được sử dụng để cấu trúc astaxanthin từ Haematococcus để làm dầu. Haematococcus nuôi cấy được trộn với các loại dầu và astaxanthin bên trong tế bào, nó được cấu trúc thành các loại dầu, với độ thu hồi cao nhất 93% với dầu ô liu. Astaxanthin và Haematococcus thu được sản lượng khá cao từ 80% 90% 90% sử dụng phương pháp cấu trúc chất lỏng siêu tới hạn với ethanol và dầu hướng dương làm đồng dung môi. Quy trình cô đặc Astaxanthin được cấu trúc nhiều lần bằng dung môi và sau đó làm bay hơi bằng thiết bị bay hơi quay, cuối cùng hòa tan lại trong dung môi.
Từ các vi sinh vật khác nhau bao gồm vi tảo Chlorella zofingiensis , Chlorococcum sp, nấm men đỏ Phaffia rhodozyma, và vi khuẩn biển Agrobacterium aurantiacum người ta sản xuất hoạt chất astaxathin. Nguyên liệu tự nhiên cung cấp nhiều AXT là tảo biển Haematococcus pluvialis, khi những sinh vật này tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng từ môi trường, chúng sẽ tổng hợp AXT như một chất bảo vệ tế bào.
Astaxanthin chịu trách nhiệm tạo ra màu sắc cho vỏ giáp xác và thịt của kỳ giông và các loài cá khác ăn AXT và nó có sắc tố đỏ cam sẫm. Thức ăn hải sản là một nguồn thực phẩm dồi dào của AXT, muốn lấy được liều 4–20 mg AXT chỉ thông qua chế độ ăn uống, người ta sẽ phải tiêu thụ 600-2000g cá salmonoid.
Ở Hoa Kỳ từ năm 1999 AXT đã được phê duyệt như một chất bổ sung chế độ ăn uống. AXT được quảng cáo thương mại vì một loạt các lợi ích sức khỏe. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm chứng nhận AXT là an toàn.
Mặc dù khả dụng sinh học bị ảnh hưởng nhiều bởi các thành phần khác của chế độ ăn uống nhưng AXT được tiêu hóa và hấp thụ tương tự như lipid và các carotenoid khác. Đối với AXT dùng đường có tỷ lệ cao hơn khi dùng trong bữa ăn hoặc được cung cấp trong công thức chế biến từ dầu. AXT được cho là tích tụ trong các giọt lipid trong dịch vị và sau đó kết hợp thành các mixen khi chúng gặp axit mật, phospholipid và lipase trong ruột non. Các mixen được khuếch tán thụ động vào màng sinh chất của các tế bào ruột.
AXT cũng như các xanthophylls phân cực hơn, được vận chuyển trong tuần hoàn bởi lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL), sau khi được giải phóng khỏi chylomicrons được hình thành trong tế bào ruột. Một số báo cáo rằng, sau khi dùng liều 100mg/kg, nồng độ trong huyết tương đạt đỉnh đến 1 μg/ml vào khoảng 9 giờ sau khi dùng thuốc. AXT được đưa vào nhiều mô, bao gồm não, nhưng chủ yếu tích tụ ở gan.
Cấu trúc hóa học của AXT bao gồm một chuỗi cacbon dài với các liên kết đôi liên hợp, nhưng AXT đặc biệt là nó chứa hai vòng hydroxyl hóa ionone ở hai đầu của phần ưa béo của phân tử liên kết với các đầu phân cực của phospholipit. Tính năng này định vị chính xác phân tử để nó có thể can thiệp vào quá trình peroxy hóa lipid, về mặt này, AXT đặc biệt thành thạo trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của màng tế bào. Kích thước, cấu hình này của AXT cho phép nó tích hợp theo chiều dọc thông qua lớp kép phospholipid vì các nhóm chức năng của cấu trúc AXT thuận lợi về mặt năng lượng theo hướng này.
Cơ chế hoạt động
Có nhiều cách bổ sung astaxanthin, cách bổ sung bằng hình thức ăn thực phẩm giàu chất astaxanthin. Có thể bổ sung thực phẩm chức năng có thành phần astaxanthin vì cơ thể không tự sản xuất được astaxanthin. Cá hồi, tôm, tôm hùm và các loại hải sản khác giàu astaxathin.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều hải sản cũng không hoàn toàn là ưu điểm để có được lượng astaxanthin cần thiết mà nên ăn đa dạng thức ăn. Muốn bổ sung lượng astaxanthin nhiều người chọn tảo Pluvialis có lượng astaxanthin sinh khả dụng cao nhất,3% sinh khối của nó là astaxanthin tinh khiết, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là một nguồn astaxanthin an toàn và khả thi.
Astaxanthin tổng hợp đã được sử dụng để sản xuất màu thực phẩm và thức ăn cho cá. Phaffia rhodozyma, một loại men đỏ phổ biến và một số loài giáp xác là hai nguồn astaxanthin thương mại chính khác.
Cơ chế hoạt động của staxanthin thực sự như thế nào? Có thể hiểu đơn giản đó là một chất chống oxy hóa.
- Astaxanthin rất mạnh và cao hơn gần 6.000 lần so với vitamin C.
- Nó có một nguồn chất chống oxy hóa nhiều hơn trà xanh hoặc các Catechin khác gần 550 lần.
- Astaxanthin có hiệu quả chống oxy hóa cao hơn vitamin 550 lần.
Đối với cơ thể, chất chống oxy hóa rất quan trọng, chúng đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng và sức khỏe của con người. Thành phần Astaxanthingiúp cơ thể chống oxy hóa
Astaxanthin là một trong những cách tốt nhất để ăn chất chống oxy hóa vào cơ thể bạn. Chúng đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng và sức khỏe của con người. Những hợp chất tiện lợi này có một số đặc tính chống viêm mạnh nhất.
Đặc tính chống oxy hóa của astaxanthincó khả năng giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh như ung thư và giúp cải thiện về sức khỏe.
Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp cơ thể chống lại gốc tự do, những phân tử này liên tục được phát hành trong quá trình trao đổi chất.
Astaxanthin có khả năng kiểm soát các gốc tự do vì vậy các gốc tự do không thể phá hủy các tế bào tốt.
Chất chống oxy hóa hoạt động trên các gốc tự do bằng cách tăng electron. Quá trình này làm cho các gốc tự do ổn định và trung hòa. Khi có sự cản trở sự cân bằng này có thể dẫn đến oxy hóa kém, có thể gây bất lợi cho cơ thể của chúng ta.
Không giữ được cân bằng oxy hóa kéo dài có thể dẫn đến tăng nguy cơ xấu về sức khỏe như rối loạn thoái hóa thần kinh, bệnh tim và một số bệnh ung thư. Thói quen lối sống và các yếu tố môi trường tác động đến khiến cơ thể chúng ta dễ bị bệnh tật do hằng ngày chúng ta tiếp xúc ới nhiều yếu tố rủi ro làm tăng sự hình thành gốc tự do.
Boron Nitride là gì?
Boron Nitride là hợp chất không quá xa lạ với phái đẹp bởi loại hợp chất tạo hiệu ứng chiếu sáng này là một thành phần được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Ở điều kiện thường, Boron Nitride ở dạng bột màu trắng giống như bột talc, có thể phản chiếu lấp lánh dưới đèn màu.
Boron Nitride ở dạng bột màu trắng giống như bột talc
Boron Nitride xuất hiện trong các loại sản phẩm như kem nền, phấn phủ, son môi,… nhờ khả năng cải thiện độ láng mịn cho làn da. Đặc điểm nổi trội của Boron Nitride là khả năng liên kết các phân tử nhỏ giúp tăng cường độ bám dính trên bề mặt của các loại mỹ phẩm, giữ cho son môi, phấn phủ, kem nền được giữ lâu hơn và mang lại cảm giác mịn màng, căng bóng cho làn da. Đối với son môi, Boron Nitride là thành phần “vàng” bởi chúng có thể giúp lớp son được phân tán đều trên bề mặt môi mà không tạo cảm giác nhờn, rít.
Boron Nitride - thành phần quen thuộc trong nhiều loại mỹ phẩm
Điều chế sản xuất Boron Nitride
Trong phòng thí nghiệm, Boron Nitride được điều chế từ phản ứng hóa học giữa Boron trioxit (B2O3) hoặc Axit boric (H3BO3) với Amoniac (NH3) hoặc Urê (CO (NH2) 2) trong môi trường Nitơ:
B2O3 + 2NH3 → 2BN + 3 H2O (T =900°C).
B(OH)3 + NH3 → BN + 3H2O (T =900°C).
B2O3 + CO(NH2)2 → 2BN + CO2 + 2H2O (T >1000°C).
B2O3 + 3CaB6 + 10N2 → 20BN + 3CaO (T >1500°C).
Cơ chế hoạt động của Boron Nitride
Boron Nitride tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, tương tự như dạng cấu trúc của Carbon. Hợp chất này hoạt động như một chất khoáng trong mỹ phẩm cải thiện khả năng bám dính của mỹ phẩm trên da.
Butylene Glycol là gì?
Trong các sản phẩm mỹ phẩm, Butylene glycol là một chất lỏng có vai trò giữ độ ẩm và làm dung môi. Butylene glycol sẽ giúp cho kem thấm vào da nhanh hơn, đồng thời cũng giúp làm giảm đáng kể độ nhờn rít trên da sau khi sử dụng.
Butylene glycol có mặt trong công thức nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da, mỹ phẩm và nhiều loại khác. Tuy nhiên, Butylene glycol đặc biệt được ưu tiên dùng trong các sản phẩm dạng gel và trang điểm giúp lướt nhẹ nhàng trên khuôn mặt.

Có thể nói, Butylene Glycol là thành phần quan trọng trong công thức mỹ phẩm nhờ tác dụng làm giảm độ nhớt, giúp các thành phần trong sản phẩm có thể dính vào nhau, từ đó các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da cũng trở nên lỏng và đồng đều hơn. Ngoài ra, Butylene Glycol cũng được dùng như một chất dưỡng giúp thêm một lớp mềm mại hoặc cải thiện kết cấu cho tóc/da.
Điều chế sản xuất Butylene Glycol
Butylene glycol là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, được sử dụng để giữ ẩm, giúp các thành phần không bị vón cục.
Butylene Glycol thường được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng acetaldehyde, có nguồn gốc từ dầu mỏ và là một chất có thể gây ung thư. Các phương pháp tổng hợp thông thường cũng sử dụng các chất xúc tác kim loại nặng nguy hại cho môi trường và yêu cầu nhiều bước phản ứng, làm tăng chất thải từ quy trình.
Sau đó, công ty Genomatica đã phát triển một phương pháp sản xuất butylene glycol từ quá trình lên men bởi E. coli bằng cách sử dụng đường tái tạo trong quy trình sản xuất một bước. Phương pháp sản xuất này loại bỏ nhu cầu về kim loại nặng và nguyên liệu dầu mỏ như acetaldehyde được sử dụng trong tổng hợp Butylene Glycol thông thường.
Cơ chế hoạt động của Butylene Glycol
Trong sản phẩm, Butylene Glycol hoạt động để thúc đẩy tăng cường khả năng xâm nhập của những thành phần khác. Vì các hoạt chất có trong kem dưỡng thường có kích thước phân tử lớn nên khó có thể thẩm thấu qua da. Trên thực tế, những thành phần có thể thấm qua da rất ít, còn phần lớn thành phần đều tích tụ trên bề mặt. Điều này không hề tốt đối với sự phát triển của da. Butylene Glycol đóng vai trò quan trọng khi giúp tăng cường sự xâm nhập vào da của các thành phần, từ đó nâng hiệu quả tổng thể của sản phẩm lên đáng kể.
Không dừng lại đó, Butylene Glycol còn có khả năng tạo độ mỏng cần thiết cho texture. Nếu bạn bôi lớp kem quá dày sẽ khiến da dễ bị bóng nhờn, gây cảm giác khó chịu. Butylene Glycol được thêm vào trong công thức để giúp khắc phục điều này, giúp da có được cảm giác thoải mái hơn. Mặt khác, Butylene Glycol cũng giúp làm giảm thời gian thẩm thấu của lớp kem trên da, tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Ở vai trò là một dung môi, Butylene Glycol hoạt động làm cho những thành phần khác trong công thức được trộn vào nhau đều hơn, kết cấu sản phẩm nhờ đó cũng đồng nhất hơn.
Đặc biệt, Butylene Glycol còn có đặc tính dưỡng ẩm khi có thể hút độ ẩm từ không khí để cung cấp cho da. Điều này sẽ tăng cường khả năng hydrat hiệu quả ở các tế bào da. Chưa dừng lại ở đó, Butylene Glycol còn giúp hạn chế hiệu quả nếp nhăn hình thành trên da.
Avobenzone là gì?
Avobenzone là dẫn xuất metan dibenzoyl, có công thức hóa học là C20H22O3. Avobenzone tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng đến vàng. Đặc tính của thành phần này là có thể tan trong dầu (isopropanol, decyl oleate, axit triglyceride/axit capric và các loại dầu khác).
Năm 1973, Avobenzone được phát hiện lần đầu, vài năm sau đó nó đã được sử dụng rộng rãi khắp Châu Âu. Năm 1998, FDA chấp thuận cho thành phần này xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm. Avobenzone cho đến nay vẫn được đánh giá là an toàn khi sử dụng bôi ngoài da dù có một số lo ngại về ảnh hưởng của chất này đối với cơ thể.

Avobenzone có khả năng hấp thụ tia UVA nên được sử dụng rộng rãi trong tất cả các loại kem chống nắng phổ rộng có dán nhãn “broad spectrum” (chống lại cả tia UVA và UVB).
Một điều cần lưu ý là càng tiếp xúc với tia UV thì khả năng hấp thụ của Avobenzone càng suy giảm theo thời gian, cụ thể là giảm xuống 36‰ sau 1 giờ sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất sẽ thường kết hợp Avobenzone cùng các thành phần chống nắng khác để giúp chúng trở nên ổn định hơn, kéo dài tác dụng hơn dưới ánh nắng mặt trời.
Cơ chế hoạt động của Avobenzone
Có mặt trong kem chống nắng hóa học, Avobenzone sẽ giúp hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA – tia cực tím gây lão hóa da rồi chuyển đổi sang bức xạ hồng ngoại ít gây hại cho người sử dụng.
Sản phẩm liên quan







