Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là do bệnh lý gì?

Khi bị cả hai triệu chứng trào ngược dạ dày và tiêu chảy, có thể bạn gặp vấn đề về bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm thói quen ăn uống, sinh hoạt, tinh thần và một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây tiêu chảy.

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược acid từ dạ dày lên phần thực quản, làm kích thích lớp niêm mạc thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Trào ngược dạ dày có bị tiêu chảy không? Câu trả lời là "Có". Tình trạng trào ngược khiến bạn bị đau bụng kèm theo các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, nôn trớ thức ăn, chán ăn… Lúc này dạ dày đã bị tổn thương và chức năng hoạt động suy giảm nên không thể làm mềm và phân hủy hoàn toàn thức ăn nạp vào cơ thể. Lâu ngày, tình trạng này gây áp lực lên đại tràng và tá tràng, dẫn đến rối loạn đường ruột và xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy.

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là do đâu?

Tình trạng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy thường liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt và có thể do bệnh lý sau đây:

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là do bệnh lý gì? 1
Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy do lối sống không lành mạnh và do bệnh lý

Thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen ăn uống và sinh hoạt tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa và dạ dày. Do đó, nếu ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, bạn có thể bị trào ngược dạ dày.

Những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt bao gồm:

  • Lạm dụng bia, rượu.
  • Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích thường xuyên.
  • Ăn nhiều đồ ăn có tính axit, thực phẩm cay nóng.
  • Ăn thức ăn nhanh lâu dài.
  • Nhịn ăn hay ăn uống quá mức.
  • Thói quen ăn khuya và vận động mạnh sau khi ăn.
  • Tâm lý căng thẳng quá mức kéo dài.

Tác dụng phụ của việc dùng thuốc

Các loại thuốc điều trị, thường là thuốc ức chế tiết acid, thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm… gây tác dụng phụ là khó chịu ở vùng dạ dày, thượng vị, dẫn đến buồn nôn, táo bón, tiêu chảy… Sau khi ngưng thuốc khoảng vài ngày, các triệu chứng này thường có xu hướng thuyên giảm. Nếu lạm dụng thuốc dài ngày rất dễ gây xuất huyết tiêu hóa và khiến niêm mạc dạ dày viêm loét.

Dị ứng thực phẩm

Khi bạn ăn các thực phẩm gây dị ứng, hệ miễn dịch có xu hướng phóng thích chất trung gian histamine vào niêm mạc và da. Histamin kích thích các phản ứng trên da và thúc đẩy niêm mạc cơ quan tiêu hóa và hô hấp co bóp quá mức. Do đó, trào ngược dạ dày có thể gây đau thượng vị, buồn nôn, nôn hay tiêu chảy.

Tâm lý căng thẳng

Tâm lý lo âu, căng thẳng không chỉ tiềm ẩn các bệnh lý về thần kinh mà còn dẫn đến trào ngược dạ dày gây tiêu chảy. Do sự lo lắng quá mức sẽ tạo áp lực lên dạ dày, làm hạn chế chức năng co bóp gây đau đớn và dẫn đến đi ngoài.

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là do bệnh lý gì? 2
Tâm lý lo lắng quá mức sẽ làm trào ngược dạ dày gây tiêu chảy

Bệnh lý về tiêu hóa

Một số bệnh lý về tiêu hóa dẫn đến tình trạng trào ngược và tiêu chảy gồm:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng điển hình là đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém, tiêu chảy, sụt cân, người xanh xao…
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Triệu chứng gồm rối loạn tiêu hóa, ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị…
  • Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng gồm buồn nôn, nôn ói, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy…

Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa có khác do trào ngược dạ dày?

Tiêu chảy là biểu hiện điển hình của chứng rối loạn đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Do vậy, người bệnh cần phân biệt được chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa hay do trào ngược dạ dày trước khi áp dụng các phương pháp điều trị.

Tiêu chảy do trào ngược dạ dày

Tần suất xuất hiện: Từ 1 - 2 lần/ngày. Nặng thì dao động từ 3 - 5 lần/ngày.

Vị trí: Đau vùng thượng vị.

Thời điểm: Đi ngoài sau khi ăn xong khoảng 60 phút.

Đặc điểm của phân: Phân lỏng có mùi hôi khó chịu, không có chất nhầy.

Tiên lượng: Thời gian điều trị kéo dài nhưng chỉ làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa

Tần suất xuất hiện: Đi ngoài hơn 5 lần/ngày.

Vị trí: Đau vùng bụng ở dưới rốn.

Thời điểm: Đi ngoài bất kỳ lúc nào trong ngày.

Đặc điểm của phân: Phân lỏng, có máu tươi hoặc chất nhầy.

Tiên lượng: Thời gian điều trị thường ngắn, có thể trị khỏi khi loại bỏ được hết nguyên nhân gây bệnh.

Các biến chứng do trào ngược dạ dày gây tiêu chảy 

Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng như sau:

Mất nước: Tiêu chảy kéo dài gây mất nước cho cơ thể. Cần bù nước và điện giải kịp thời nếu không tình trạng mất nước, mất điện giải nặng gây sốc, thậm chí là tử vong.

Suy nhược cơ thể, sụt cân: Tiêu hóa kém làm cơ thể giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, gây suy nhược cơ thể và sụt cân. Thể trạng suy nhược còn khiến các triệu chứng ở đường tiêu hóa nặng hơn với tần suất xuất hiện dày đặc hơn.

Xuất huyết tiêu hóa: Ổ viêm loét ở dạ dày trở nặng làm vỡ các mạch máu và chảy máu. Chứng tiêu chảy kéo dài gây tổn thương đường ruột và xuất huyết.

Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Trào ngược dạ dày kèm tiêu chảy kéo dài gây biến chứng khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng lên.

Ảnh hưởng đến cuộc sống: Các hoạt động sinh hoạt thường ngày và công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi hiện tượng tiêu chảy kéo dài.

Cách điều trị trào ngược dạ dày gây tiêu chảy

Để cải thiện rõ rệt chứng trào ngược, bạn cần điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ. Các loại thuốc trào ngược dạ dày để cải thiện triệu chứng của bệnh thường dùng là:

Thuốc Gaviscon Reckitt Benckiser

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là do bệnh lý gì?  3
Thuốc Gaviscon Reckitt Benckiser 

Thuốc Gaviscon Reckitt Benckiser (Gaviscon xanh) thuộc nhóm thuốc kháng acid, chống trào ngược, chống loét với thành phần chính chứa Natri Bicarbonat, Natri Alginat và Calci Carbonat. 

Người bệnh trào ngược dạ dày dùng thuốc Gaviscon xanh để trung hòa acid dịch vị trong dạ dày. Ngoài ra, thuốc điều trị các triệu chứng của viêm dạ dày và chứng trào ngược dạ dày thực quản như khó tiêu, ợ chua, ợ nóng do trào ngược sau khi ăn xong hoặc do mang thai. 

Thuốc Gaviscon Dual Action Reckitt Benckiser

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy là do bệnh lý gì?  4
Thuốc Gaviscon Dual Action

Thuốc Gaviscon Dual Action (Gaviscon hồng) có thành phần chính chứa natri alginat, natri bicarbonat và calci carbonat với công dụng để trung hòa acid dịch vị trong dạ dày, chống buồn nôn và nôn.

Một hộp Gaviscon hồng gồm 24 gói, mỗi gói chứa 10 ml hỗn dịch thuốc màu trắng nhờ.

Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã biết sự nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày và những nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây tiêu chảy. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ để tham khảo. Bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày gây khô miệng: Nguyên nhân và cách xử lý



Chat with Zalo