Trầm cảm cấp độ 1 có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
Trầm cảm cấp độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm, tại giai đoạn này người bệnh có một vài dấu hiệu của cảm xúc tiêu cực, hay suy nghĩ và bi quan với tương lai. Khi phát hiện người thân có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nói chung và trầm cảm cấp độ 1 nói riêng, cần thăm khám bác sĩ ngay để có cách điều trị phù hợp sớm nhất.
Các giai đoạn phát triển của bệnh trầm cảm
Theo các chuyên gia nghiên cứu, người ta chia bệnh trầm cảm thành 3 giai đoạn gồm trầm cảm mức độ nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Tìm hiểu chi tiết 3 giai đoạn thường gặp của bệnh trầm cảm sau.
Trầm cảm cấp độ 1 - trầm cảm nhẹ
Trầm cảm nhẹ là giai đoạn đầu hình thành nên bệnh lý trầm cảm, người bệnh sẽ có cảm giác buồn bã tạm thời, thường xuyên xuất hiện cảm giác khó chịu trong suy nghĩ.
![Trầm cảm cấp độ 1 - Các giai đoạn và cách điều trị 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tram_cam_cap_do_1_cceb21c34f.jpeg)
Các dấu hiệu trầm cảm cấp độ 1:
- Thường xuyên có cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng dù đối với sự việc nhỏ.
- Không kiểm soát được cảm xúc tức giận và khó chịu của cơ thể.
- Khó tập trung khi làm việc.
- Luôn trong trạng thái thiếu động lực cho bất kỳ việc gì.
- Dần trở nên khép kín và không muốn giao tiếp với người khác.
- Xuất hiện các dấu hiệu mất ngủ ban đêm hoặc ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
- Thường xuyên mệt mỏi, thấy thèm ăn và thay đổi về cân nặng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tính cách và tình trạng bệnh của từng người sẽ xuất hiện một số dấu hiệu khác như đau nhức khắp cơ thể, khó thở, đau khớp, tim đập nhanh,... Các dấu hiệu trên thường kéo dài và xuất hiện nhiều, trung bình có thể 4 ngày/ tuần.
Trầm cảm cấp độ 2 - trầm cảm mức vừa
Giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển từ trầm cảm mức độ 1, khi bạn không thể “giải quyết” dứt điểm bệnh lý trầm cảm của bản thân ở giai đoạn 1, bệnh lý này sẽ phát triển lên giai đoạn 2.
Các dấu hiệu trầm cảm cấp độ 2:
- Lo lắng thái quá đối với các sự vật, sự việc đang diễn ra xung quanh cuộc sống.
- Thường nhạy cảm đối với lời nói, hành động của người khác.
- Dễ bị tổn thương lòng tự trọng, suy nghĩ không muốn tiếp xúc người khác có xu thế “bùng nổ” hơn.
- Thường xuyên tự trách móc bản thân bởi bất kỳ một lỗi sai nhỏ nào.
Trầm cảm cấp độ 2 xuất hiện các cảm xúc, hành động, suy nghĩ nặng hơn giai đoạn 1, vì vậy có thể dễ dàng phát hiện người bệnh đang mắc phải trầm cảm. Thông thường, bệnh nhân trầm cảm giai đoạn 2 dễ dàng gây ra nhiều vấn đề trong công việc, giảm thấp khả năng chăm sóc cho gia đình và giao tiếp xã hội.
![Trầm cảm cấp độ 1 - Các giai đoạn và cách điều trị 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tram_cam_cap_do_3_69b0a6e31e.png)
Trầm cảm cấp độ 3 - giai đoạn nặng
Trong 3 giai đoạn của bệnh lý trầm cảm, giai đoạn 3 là giai đoạn nguy hiểm nhất. Ở giai đoạn 3, người bệnh có xu hướng khép kín toàn bộ, ghét tiếp xúc người khác và tần suất xuất hiện cảm xúc tiêu cực liên tục hơn trong ngày. Theo các chuyên gia, trầm cảm mức độ 3 có thể khiến người bệnh có suy nghĩ tìm đến cái chết.
Dấu hiệu trầm cảm giai đoạn 3:
- Buồn bã, suy nghĩ tiêu cực kéo dài và không cách nào điều khiển cảm xúc.
- Dễ dàng kích động bởi bất kỳ việc gì.
- Tự làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.
- Thực hiện hành vi tự tử.
Tại giai đoạn 3, người bệnh xuất hiện tất cả các triệu chứng của trầm cảm cấp độ 1 và 2, cùng các triệu chứng mang tính nguy hiểm khác. Người mắc bệnh trầm cảm cấp độ 3 không có khả năng hoạt động xã hội, làm việc hoặc tự chăm sóc bản thân.
Trầm cảm cấp độ 1 có nguy hiểm không?
Trầm cảm cấp độ 1 không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên tuyệt đối nên điều trị dứt điểm tình trạng trầm cảm nhẹ và không nên để bệnh lý phát triển đến giai đoạn 2 và 3.
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể mắc phải bệnh lý trầm cảm cấp độ 1 bởi công việc, chuyện tình cảm, gia đình hoặc các áp lực vô hình xung quanh chúng ta. Ngoài ra, các tác động như sử dụng chất kích thích, gây nghiện, mắc một số bệnh thực thể ở não cũng là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm cấp độ 1.
![Trầm cảm cấp độ 1 - Các giai đoạn và cách điều trị 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tram_cam_cap_do_2_cf4bf67402.jpeg)
Cách điều trị trầm cảm cấp độ 1 theo chuyên gia
Dưới đây là một số phương pháp tự điều trị trầm cảm cấp độ 1 tại nhà theo các chuyên gia:
- Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, giúp tạo cảm giác thoải mái nhất cho cơ thể và trí não.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc,... và một số dạng chất kích thích nguy hiểm khác trong quá trình điều trị trầm cảm cấp độ 1.
- Bỏ bớt công việc để giảm áp lực cho tinh thần, lựa chọn những điều bạn thích làm và tập trung vào bản thân nhiều hơn.
- Hạn chế nghe, xem các câu chuyện tiêu cực xung quanh bản thân.
- Có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến bệnh lý trầm cảm cấp độ 1 mà Hà An Pharmacy đã cung cấp cho độc giả. Hy vọng những thông tin trên bài sẽ hữu ích đối với bạn, theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những kiến thức y khoa tốt nhất nhé!
Xem thêm: 9 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết giúp nhận biết bệnh sớm