Tim đập nhanh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị


Tim đập nhanh là hoạt động quá mức của tim. Chúng thường được mô tả như cảm giác tim đập quá mạnh hoặc quá nhanh xuất hiện ở ngực (đánh trống ngực) hoặc cổ. Triệu chứng này khá phổ biến tuy nhiên một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu và đáng báo động. Tim đập nhanh có thể xảy ra trong trường hợp không mắc bệnh tim hoặc có thể do rối loạn tim đe dọa tính mạng. Yếu tố then chốt để chẩn đoán và điều trị là đánh giá điện tâm đồ (ECG) và quan sát bệnh nhân cẩn thận khi có triệu chứng tim đập nhanh.

Những triệu chứng của tim đập nhanh

Tim đập nhanh có thể cảm thấy như tim của bạn: bỏ qua nhịp, rung động quá nhanh, tim đập nhanh bất thường hoặc đập loạn nhịp bất thường trong khoảng vài giây cho đến vài phút. Bạn cũng có thể cảm thấy tim đập nhanh ở cổ hoặc ngực. Tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi đang hoạt động hoặc lúc nghỉ ngơi.

Một số dấu hiệu có thể đi kèm triệu chứng nhịp tim bất ổn như:

  • Cảm giác tim đập mạnh hoặc nhanh: Đây là triệu chứng cơ bản nhất, thường cảm nhận được ở ngực, cổ hoặc tai.
  • Khó thở: Người bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc thở gấp khi tim đập nhanh, đặc biệt khi hoạt động.
  • Chóng mặt: Tình trạng tim đập nhanh có thể gây ra cảm giác chóng mặt hoặc lâng lâng, đôi khi có thể dẫn đến ngất xỉu.
  • Đau ngực: Mặc dù không phải là triệu chứng thường gặp nhưng đau ngực có thể xảy ra, đặc biệt nếu tình trạng nhịp tim nhanh do các vấn đề tim mạch gây ra.
  • Mệt mỏi: Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi bất thường hoặc kiệt sức, do tim phải làm việc quá sức.
  • Nhịp tim không đều: Cảm giác nhịp tim không ổn định hoặc có "bỏ nhịp."
  • Cảm giác bồn chồn hoặc lo lắng: Tình trạng tăng nhịp tim đôi khi kèm theo cảm giác lo âu không rõ nguyên nhân

Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết các triệu chứng rối loạn nhịp tim

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy tim đập nhanh, bạn nên đi khám bác sĩ. Sau khi bác sĩ ghi lại tiền sử bệnh án của bạn và khám sức khỏe (bao gồm cả việc nghe phổi và tim), họ có thể yêu cầu xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Nếu họ tìm thấy nguyên nhân, phương pháp điều trị phù hợp có thể làm giảm hoặc loại bỏ tình trạng tim đập nhanh.

Nếu không có nguyên nhân cơ bản, việc thay đổi lối sống có thể giúp ích, bao gồm cả việc kiểm soát căng thẳng.

Đặc biệt, cần đến cơ sở chăm sóc y tế nếu có tim đập nhanh kèm theo một trong những triệu chứng sau đây:

  • Khó thở;
  • Chóng mặt;
  • Tức ngực khó chịu;
  • Ngất xỉu;
  • Tim đập nhanh kéo dài, không cải thiện hoặc nặng hơn;-
  • Tiền sử bệnh tim;
  • Cảm giác lo lắng về tim đập nhanh.

Xem thêm: Tim đập nhanh khó thở mệt mỏi là bệnh gì?

Tim đập nhanh: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, phòng ngừa 1
Tim đập nhanh là hoạt động quá mức của tim

Những ai có nguy cơ tim đập nhanh?

Những ai có nguy cơ tăng nhịp tim đột ngột?

  • Mắc bệnh tim;
  • Mắc bệnh lý chuyển hóa, tuyến giáp mãn kinh hoặc đang mang thai;
  • Có vấn đề về tâm lý;
  • Sử dụng một số thuốc.

Yếu tố làm tăng nguy cơ tim đập nhanh

Yếu tố làm tăng nguy cơ tim đập nhanh: 

  • Rất căng thẳng;
  • Bị rối loạn lo âu hoặc thường xuyên lên cơn hoảng sợ;
  • Có thai;
  • Uống các loại thuốc có chứa chất kích thích, chẳng hạn như một số loại thuốc cảm lạnh hoặc hen suyễn;
  • Có tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp);
  • Có các vấn đề về tim khác, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, dị tật tim, đau tim trước đó hoặc phẫu thuật tim trước đó.

Có thể có nhiều nguyên nhân. Thông thường, tim đập nhanh có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý tim hoặc không liên quan đến tim. Các nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:

  • Cảm xúc mạnh như căng thẳng và lo lắng, stress, thức khuya.
  • Sau hoạt động tập thể dục; 
  • Caffeine và các chất kích thích: Việc sử dụng caffeine và các chất kích thích khác có thể làm tăng nhịp tim.
  • Uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có gas, socola.
  • Thay đổi hormone: Đặc biệt là trong thai kỳ hoặc do rối loạn tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến nhịp tim
  • Thuốc, bao gồm thuốc ăn kiêng, thuốc thông mũi, thuốc hít hen suyễn và một số loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa loạn nhịp tim hoặc điều trị suy giáp.
  • Một số chất bổ sung dinh dưỡng và thảo dược.
  • Mất cân bằng điện giải: Mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, như kali và magiê, natri có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Bệnh lý không thuộc tim mạch bao gồm bệnh tuyến giáp: Cường giáp, basedow... lượng đường trong máu thấp, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước (Dehydration), rối loạn thần kinh thực vật...

Một số người bị đánh trống ngực sau các bữa ăn nặng giàu carbohydrate, đường hoặc chất béo. Đôi khi, ăn thực phẩm có nhiều bột ngọt (MSG), nitrat hoặc natri cũng có thể gây ra tình trạng này.

Các nguyên nhân khác có thể liên quan đến bệnh tim và thường là chứng rối loạn nhịp tim. Các tình trạng tim liên quan đến đánh trống ngực bao gồm:

  • Trước cơn đau tim;
  • Bệnh động mạch vành;
  • Suy tim;
  • Các vấn đề về van tim;
  • Các vấn đề về cơ tim.

Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ về tình trạng tim đập nhanh hồi hộp

Tim đập nhanh: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, phòng ngừa 2
 Tim đập nhanh có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý tim hoặc không

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tim đập nhanh

Cách thích hợp nhất để điều trị đánh trống ngực tại nhà là tránh các tác nhân gây ra các triệu chứng đó:

  • Giảm căng thẳng. Thử các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thiền, yoga hoặc hít thở sâu.
  • Tránh các chất kích thích. Caffeine, nicotine, một số loại thuốc cảm và nước tăng lực có thể khiến tim bạn đập nhanh hoặc không đều.
  • Không sử dụng ma túy bất hợp pháp. Một số loại thuốc, chẳng hạn như cocaine và amphetamine, có thể làm tim đập nhanh.

Tìm hiểu thêm: Các cách giúp ngăn chặn tình trạng nhịp tim nhanh

Tim đập nhanh: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, phòng ngừa 4
Duy trì chế độ vận động phù hợp và ăn uống lành mạnh

Phương pháp phòng ngừa tim đập nhanh

  • Duy trì chế độ vận động phù hợp và ăn uống lành mạnh.
  • Nếu sử dụng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, hãy tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng.
  • Không hút thuốc.
  • Cắt giảm rượu hoặc ngừng uống hoàn toàn.
  • Uống nhiều nước.
  • Ngủ đủ.

Xem thêm chi tiết: Nhịp tim nhanh phải làm sao, phòng tránh thế nào?

Yêu cầu bác sĩ hoặc dược sĩ kiểm tra tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung của bạn để đảm bảo không có thuốc nào gây đánh trống ngực. Ví dụ, thuốc thông mũi có chứa pseudoephedrine hoặc phenylephrine có thể gây ra đánh trống ngực.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân tim đập nhanh

Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe và hỏi về bệnh sử của bạn đồng thời khám lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu của tình trạng y tế có thể khiến tim đập nhanh, chẳng hạn như tuyến giáp bị sưng.

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng tình trạng tim đập nhanh của bạn là do rối loạn nhịp tim hoặc tình trạng tim khác, các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): Trong thử nghiệm không xâm lấn này, kỹ thuật viên đặt dây dẫn lên ngực của bạn để ghi lại các tín hiệu điện khiến tim bạn đập. Điện tâm đồ có thể giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề về nhịp tim và cấu trúc tim có thể gây ra nhịp tim nhanh. Kiểm tra sẽ được thực hiện trong khi bạn nghỉ ngơi hoặc trong khi tập thể dục (điện tâm đồ gắng sức).
  • Theo dõi Holter: Bạn sẽ đeo một thiết bị theo dõi di động trên ngực. Nó liên tục ghi lại các tín hiệu điện của tim bạn trong 24 đến 48 giờ. Nó có thể xác định sự khác biệt nhịp điệu tim mà không thể phát hiện qua ECG.
  • Máy ghi biến cố điện tim: Bạn sẽ đeo một thiết bị trên ngực và sử dụng một thiết bị cầm tay để ghi lại các tín hiệu điện của tim khi có các triệu chứng xảy ra. Thiết bị điện tâm đồ di động này nhằm theo dõi hoạt động tim của bạn trong vòng một tuần đến vài tháng. Bạn đeo nó cả ngày, nhưng nó chỉ ghi vào những thời điểm nhất định, mỗi lần vài phút. Bạn kích hoạt nó bằng cách nhấn nút khi bạn có triệu chứng nhịp tim nhanh.
  • Chụp X - quang ngực: Bác sĩ sẽ kiểm tra những thay đổi trong phổi có thể do các vấn đề về tim. Ví dụ, nếu tìm thấy dịch trong phổi của bạn, nó có thể đến từ bệnh suy tim.
  • Siêu âm tim: Nó cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim.
  • Xét nghiệm máu: CK-MB, Troponin, Creatine Kinase, mỡ máu...
  • Một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh khác nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có bệnh lý ở cơ quan khác làm ảnh hưởng nhịp tim.

Tìm hiểu thêm: Cách đọc kết quả chạy máy monitor theo từng loại

Tim đập nhanh: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, phòng ngừa 3
Bình thường tim đập từ 60 đến 100 lần mỗi phút

Cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh

Trừ khi bác sĩ phát hiện ra rằng bạn bị bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc bệnh lý của các cơ quan khác làm ảnh hưởng nhịp tim như: Cường giáp, Basedow, tăng huyết áp,... Nếu không, tim đập nhanh do căng thẳng hiếm khi cần điều trị. 

Thay vào đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số lưu ý trong việc thay đổi lối sống gồm:

  • Các phương pháp thư giãn: Áp dụng các kỹ thuật như thiền, yoga, hoặc nghe nhạc nhẹ để giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và tinh thần, giúp giảm nhịp tim.
  • Kỹ thuật hít thở sâu: Thực hiện hít thở sâu và đều đặn để kích hoạt phản ứng thư giãn tự nhiên của cơ thể, làm chậm nhịp tim.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội có thể cải thiện hiệu quả tim và giảm nhịp tim theo thời gian.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, và ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường sức khỏe tim mạch và ổn định nhịp tim, ăn giảm dầu mỡ, đồ chiên xào rán, nội tạng, phủ tạng động vật...
  • Thay đổi lối sống: Giảm hoặc tránh sử dụng caffeine và rượu, thuốc lá, chất kích thích, nước có gas, ngủ đủ giấc, và duy trì một lịch trình sinh hoạt đều đặn để hỗ trợ sức khỏe tim.
  • Kiểm soát cảm xúc: Phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc thông qua trị liệu hoặc tư vấn để tránh tăng nhịp tim do lo lắng, phản ứng cảm xúc mạnh.

Tìm hiểu thêm: Cách làm giảm nhịp tim nhanh nhất tại nhà



Chat with Zalo