Thắc mắc: Bệnh nhân đau mắt đỏ có được ăn thịt gà không?
Đau mắt đỏ là một bệnh lý về mắt rất thường gặp. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng nhanh chóng khi thời tiết giao mùa, bệnh có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Một số ít có thể xảy ra do phản ứng dị ứng với một số tác nhân khác như hóa chất độc hại và yếu tố môi trường.
Để bệnh mau chóng khỏi, ngoài vấn đề điều trị bằng thuốc đúng cách và kịp thời do bác sĩ chuyên khoa kê đơn, thì dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng là yếu tố rất quan trọng. Một số người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân thường thắc mắc rằng: Bị đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi hẳn?
Vào thời điểm giao mùa, từ mùa hè chuyển sang mùa thu là lúc bệnh đau mắt đỏ dễ bùng phát nhất trong năm. Bất cứ ở độ tuổi nào và giới tính nào, từ người già đến trẻ con, từ nữ giới đến nam giới đều có nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ. Thậm chí, nếu không có biện pháp ngăn chặn lây lan, mỗi người có thể bị bệnh đau mắt đỏ nhiều lần, gây ảnh hướng nghiêm trong đến sức khỏe, công việc và học tập.
Bệnh đau mắt đỏ hoàn toàn chữa được nếu như được phát hiện sớm và có cách điều trị hợp lý. Bệnh thường sẽ khỏi từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm trễ hoặc đưa ra phương án chữa trị không đúng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào hoặc thậm chí mù lòa.
![Thắc mắc: Bị đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_bi_dau_mat_do_co_an_duoc_thit_ga_khong_1_1026f7f324.jpg)
Thắc mắc: Bị đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà được sử dụng bình thường cho người bệnh bị đau mắt dùng để bồi bổ sức khỏe mà không gây ra vấn đề gì. Một số quan quan niệm dân gian cho rằng, nên kiêng thịt gà khi bị đau mắt đỏ nhằm giảm ngứa mắt, xốn mắt, sưng viêm… là quan điểm không chính xác. Thịt gà là một trong các loại thực phẩm chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau như: Protein, omega 3, đa dạng các loại vitamin A, C, E, vitamin nhóm B1, B2... Do đó, nên bổ sung thịt gà vào thực đơn ăn uống nhằm giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân bị đau mắt đỏ là một điều cần thiết, thậm chí còn giúp bệnh nhân nhanh bình phục hơn.
![Thắc mắc: Bị đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_bi_dau_mat_do_co_an_duoc_thit_ga_khong_2_be03001a9e.png)
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị đau mắt đỏ
Như đã nói trên, chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng, hỗ trỡ giúp cho người bệnh bị đau mắt đỏ mau chóng bình phục. Do đó, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống với thực đơn hợp lý, tăng cường các loại thức ăn có ích cho sức khỏe và hạn chế các loại thức ăn có thể làm chậm hoặc cản trở sự bình phục.
![Thắc mắc: Bị đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_bi_dau_mat_do_co_an_duoc_thit_ga_khong_3_aa06e8d84f.jpg)
Nên bổ sung gì khi bị đau mắt đỏ?
Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm chứa lutein. Lutein giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất thải ở trong võng mạc. Ngoài ra, để giúp mau chóng bình phục, bệnh nhân cần phải được cung cấp thực đơn với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau bao gồm: Chất đạm, chất béo, chất đường bột và chất xơ. Ngoài ra, các vitamin nhóm B, A, C… là các chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng đề kháng, chống oxy hóa và tăng cường thị lực… Dưới đây là các loại thực phẩm cần được bổ sung khi bị đau mắt đỏ:
- Các thực phẩm nhiều vitamin A như: Cà rốt, ớt chuông, bí đỏ, đu đủ chín, rau xanh, bông cải xanh…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: Quả bơ, cải bó xôi, cá hồi, hạnh nhân…
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Các trái cây họ cam, canh, quýt, bưởi, cà chua…
Bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm có tác dụng tích cực cần được bổ sung cho mắt, bệnh nhân cần lưu ý nên kiêng khem, hạn chế các loại thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng không tốt khi bị đau mắt đỏ như sau:
- Những loại thực phẩm có tính nóng như: Tiêu, ớt... dễ làm cho nhiệt tăng lên trong cơ thể và khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
- Người bệnh nên hạn chế sử dụng rau muống trong khoảng thời gian đang điều trị đau mắt đỏ. Một số nghiên cứu cho thấy khi ăn rau muống, mắt sẽ sinh ra nhiều ghèn mắt hơn bình thường, làm chậm quá trình hồi phục bệnh.
- Những loại thức ăn có mùi tanhvnhư: Cá, tôm, ốc, cua… là những thực phẩm dễ gia tăng tình trạng nhiễm trùng, dễ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và dễ tái phát lại sau khi khỏi bệnh.
- Chất béo từ mỡ động vật: Các loại thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc từ động vật như mỡ heo, da gà... đều có thể khiến cho quá trình viêm nhiễm trở nên nặng hơn và bệnh lâu lành hơn.
- Hạn chế rượu bia và các chất kích thích vì rượu bia sẽ làm giảm chức năng quan sát của mắt, khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, trong thuốc lá có hàm lượng nicotin có tác động trực tiếp vào hệ thần kinh và làm tăng sự điều tiết của mắt.
![Thắc mắc: Bị đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_bi_dau_mat_do_co_an_duoc_thit_ga_khong_4_502f184ff7.jpg)
Qua đây có thể giải đắp thắc mắc: Bị đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không cho bạn đọc được rõ. Khi bị đau mắt đỏ, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần được đảm bảo tính đa dạng, phong phú với sự gia tăng các loại thực phẩm hữu ích cho quá trình bình phục, hạn chế những thực phẩm cần tránh cho bệnh. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh và sớm quay lại công việc cũng như quay lại việc học tập đối với trẻ con. Chúc cho bạn đọc có được đôi mắt sáng và khỏe mạnh!
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp