Thuốc TV.Amlodipin 5mg Tv.pharm điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực ổn định mãn tính (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc tim mạch huyết áp
Quy cách
Viên nang cứng - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Amlodipine
Thương hiệu
Tv.Pharm - CTY CP DP TRÀ VINH
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-19976-13
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Tv.amlodipin là sản phẩm của Công ty Cổ phần TV.Pharm chứa hoạt chất Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilat) dùng điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực ổn định mãn tính, đau thắt ngực do co thắt mạch (đau thắt ngực Prinzmetal).
Cách dùng
Thuốc Tv.amlodipin dùng đường uống và không phụ thuộc bữa ăn.
Liều dùng
Người lớn:
Đối với tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều khởi đầu thông thường là 5mg amlodipin mỗi ngày một lần, có thể tăng lên đến liều tối đa là 10mg mỗi ngày một lần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Ở bệnh nhân bị tăng huyết áp, amlodipin đã được sử dụng đồng thời với các thuốc lợi tiểu thiazid, các thuốc chẹn alpha, các thuốc chẹn beta hoặc các thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin. Đối với đau thắt ngực, amlodipin có thể được sử dụng trong đơn trị liệu hoặc đồng thời với các thuốc chống đau thắt ngực khác trên bệnh nhân bị đau thắt ngực kháng các dẫn chất nitrat và/ hoặc các liều thuốc chẹn beta thích hợp.
Không cần thiết phải chỉnh liều amlodipin trong trường hợp dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu thiazid, các thuốc chẹn alpha, các thuốc chẹn beta hay các thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin.
Các đối tượng đặc biệt
Người cao tuổi
Khả năng dung nạp của người cao tuổi và trẻ tuổi là như nhau khi sử dụng mức liều amlodipin tương tự. Liều thông thường được khuyến cáo sử dụng cho người cao tuổi và nên thận trọng trong khi tăng liều (xem mục cảnh báo và thận trọng khi dùng và Đặc tính dược động học).
Bệnh nhân suy giảm chức năng gan
Liều dùng khuyến cáo chưa được thiết lặp ở bệnh nhân suy gan mức độ từ nhẹ đến trung bình: do đó, nên chọn liều một cách thận trọng và điều trị bắt đầu với liều thấp nhất có hiệu quả (xem mục cảnh báo và thận trọng khi dùng và Đặc tính dược động học). Đặc tính dược động học của amlodipin chưa được nghiên cứu trong các trương hợp suy gan nặng. Nên bắt đầu dùng amlodipin từ liều thấp nhất và và tăng chậm ở bệnh nhân suy gan nặng.
Bệnh nhân suy thận
Sự thay đổi nồng độ amlodipin trong huyết tương không liên quan đến mức độ suy thận: do đó, khuyến cáo sử dụng liều thông thường. Amlodipin không thể thẩm tách được
Trẻ em và thiếu niên
Trẻ em và thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi bị tăng huyết áp:
Liều khởi đầu chống tăng huyết áp dùng đường uống được khuyến cáo ở trẻ em từ 6 đến 17 tuổi là 2,5 mg một lần một ngày, sau đó có thể được tăng lên đến 5mg một lần mỗi ngày nếu chưa đạt được huyết áp mong muốn sau bốn tuần. Các liều cao hơn 5mg một lần mỗi ngày chưa được nghiên cứu ở bệnh nhi.
Không thể chia liều amlodipin 2,5 mg đối với dạng bào chế này, đề xuất sử dụng viên nén amlodipin 5mg thay thế. Viên nén amlodipin 5mg có thể chia đôi để cung cấp liều 2,5mg.
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các dữ liệu hiện có gợi ý rằng việc quá liều mức độ lớn có thể gây giãn mạch ngoại vi và có thể kèm theo nhịp tim nhanh. Có báo cáo về sự tụt mạnh huyết áp, có thể kéo dài và bao gồm sốc có tử vong.
Sự hấp thu amlodipin giảm đáng kể khi chỉ định than hoạt ngay sau hoặc trong vòng 2 giờ sau khi uống amlodipin 10 mg ở những nguời tình nguyện khoẻ mạnh. Trong vài trường hợp có thể cần đến rửa dạ dày. Với các trường hợp tụt huyết áp nặng do việc sử dụng quá liều amlodipin, cần phải có các biện pháp hỗ trợ tim mạch tích cực bao gồm việc theo dõi thường xuyên các chức năng về tim mạch và hô hấp, kê cao tay chân và chú ý đến thể tích tuần hoàn và lượng nước tiểu. Có thể sử dụng một thuốc co mạch để phục hồi trương lực mạch máu và huyết áp, miễn là bệnh nhân không có chống chỉ định sử dụng thuốc đó. Có thể tiêm tĩnh mạch calci gluconat để đảo ngược lại tác dụng chẹn kênh calci. Do amlodipin gắn kết nhiều với protein huyết tương nên thẩm phân không mang lại kết quả trong trường hợp này.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Amlodipin được dung nạp tốt, ở các nghiên cứu lâm sàng có kiểm chứng bằng giả dược trên các bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực, tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là:
- Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà.
- Rối loạn tim: Đánh trống ngực.
- Rối loạn mạch: Mặt đỏ bừng.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn.
- Rối loạn toàn thân và tại chỗ: Phù, mệt mỏi.
Trong các nghiên cứu lâm sàng này, người ta không thấy có bất kỳ sự bất thường có ý nghĩa lâm sàng nào lên các kết quả xét nghiệm sinh hóa có liên quan đến amlodipin.
Các tác dụng không mong muốn ít gặp hơn ghi nhận được sau khi thuốc được đưa ra thị trường bao gồm:
- Rối loạn máu và hạch bạch huyết: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng đường huyết.
- Rối loạn tâm thần: Mất ngủ, thay đổi tâm tính.
- Rối loạn hệ thần kinh: Tăng trương lực cơ, giảm cảm xúc/dị cảm, bệnh thần kinh ngoại biên, bất tỉnh, rối loạn vị giác, run rẩy, rối loạn hệ ngoại tháp.
- Rối loạn thị giác: Suy giảm thị giác.
- Rối loạn thính giác và tai trong: Ù tai.
- Rối loạn mạch: Hạ huyết áp, viêm mạch máu.
- Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Ho, khó thở, viêm mũi.
- Rối loạn da và mô dưới da: Rụng tóc, tăng tiết mồ hôi, ban xuất huyết, da biến màu, mày đay.
- Hiếm gặp các phản ứng dị ứng bao gồm ngứa, ban da, phù mạch và hồng ban đa dạng.
Viêm gan, vàng da và tăng enzym gan cũng đã được báo cáo với tỷ lệ rất ít (chủ yếu đi kèm với tắc mật). Có một số trường hợp nặng cần phải nhập viện đã được báo cáo liên quan đến việc sử dụng amlodipin. Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ nhân quả giữa các tác dụng không mong muốn nêu trên với việc sử dụng amlodipin không rõ ràng.
Cũng giống như với các thuốc chẹn kênh calci khác, các tác dụng bất lợi sau đây rất hiếm khi được báo cáo và không thể phân biệt được với tiến trình tự nhiên của các bệnh đang mắc: nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim (bao gồm nhịp chậm, nhịp nhanh thất và rung nhĩ) và đau ngực.
Bệnh nhi (6 – 17 tuổi):
Amlodipin dung nạp tốt ở trẻ em. Các tác dụng không mong muốn này tương tự như những tác dụng không mong muốn quan sát thấy ở người lớn. Trong một nghiên cứu với 268 trẻ em, những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là:
- Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt
- Rối loạn mạch: Giãn mạch.
- Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Chảy máu cam.
- Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng.
- Rối loạn toàn thân và tại chỗ: Suy nhược.
Phần lớn các tác dụng không mong muốn có mức độ nhẹ hoặc trung bình. Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng (chủ yếu là đau đầu) được quan sát thấy ở 7,2% bệnh nhân dùng amlodipin 2,5mg; 4,5% dùng amlodipin 5mg và 4,6% dùng giả dược. Lý do phổ biến nhất của việc ngừng tham gia nghiên cứu là tăng huyết áp không kiểm soát được. Không có trường hợp ngừng tham gia nghiên cứu nào có liên quan đến các kết quả xét nghiệm bất thường. Không có sự thay đổi đáng kể nào về nhịp tim.
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.