Tại sao 2 bên mông không bằng nhau? Có khắc phục được không?
Sở hữu một vòng ba săn chắc, quyến rũ là ước mơ của rất nhiều người, đặc biệt là phái đẹp. Nhưng tình trạng mông hóp, 2 bên mông không bằng nhau khiến vòng ba bị kém tròn trịa, không cân đối. Đây chính là rào cản lớn khiến không ít chị em cảm thấy e dè khi mặc các trang phục gợi cảm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân tại sao 2 bên mông không bằng nhau và cách khắc phục nhé!
Tại sao 2 bên mông không bằng nhau?
Hai bên mông không bằng nhau thường xuất hiện ở phần căng chân bên dưới xương hông. Tại vị trí này, phần da sẽ liên kết chặt chẽ với phần xương đùi, khiến hai bên hông bị lõm lại. Để biết tại sao 2 bên mông không bằng nhau, bạn có thể xem xét một số nguyên nhân phổ biến như:
Cấu trúc xương
Mông bị hóp 2 bên thường dễ nhận thấy ở những người có xương hông rộng hơn hoặc người cao hơn. Chiều cao khiến cho đầu xương đùi đến hốc hông lớn hơn, tạo ra khoảng trống khiến vùng da bị lõm vào. Cơ thể càng gầy thì bạn càng dễ nhận ra tình trạng này hơn.
Sự phân bố lượng mỡ
Việc tích tụ trên từng vùng của cơ thể còn phụ thuộc vào khả năng di truyền và nội tiết tố của mỗi người. Ở những người có 2 bên mông không bằng nhau, tỷ lệ mỡ được tích trụ ở khu vực này ít hơn, không đủ để “lấp đầy” lỗ hõm.
![Tại sao 2 bên mông không bằng nhau? Có khắc phục được không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_2_ben_mong_khong_bang_nhau_co_khac_phuc_duoc_khong2_6f01dba476.png)
Do thói quen sinh hoạt xấu
Mặc dù hầu hết nguyên nhân gây ra vết hõm thường xuất phát từ bẩm sinh, nhưng cũng có không ít người bị hõm mông do các thói quen sinh hoạt không tốt: Ngồi nhiều, ngồi vẹo cột sống, đứng gù lưng,... Điều này khiến lượng mỡ ở hai bên mông bị tan biến dần, phân bổ không bằng nhau.
Các yếu tố khiến 2 bên mông không bằng nhau
Tại sao 2 bên mông không bằng nhau? Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp trên, bạn cũng không thể bỏ qua những yếu tố khiến 2 bên mông phát triển không bằng nhau, đó là:
- Chiều rộng của hông;
- Kích thước của đầu xương đùi;
- Khoảng cách giữa một phần của xương chậu, xương hông;
- Chiều dài của cổ xương đùi;
- Tỷ lệ phân phối chất béo;
- Khối lượng cơ của bạn.
Các yếu tố này quyết định hình dáng mông, lượng cơ và mỡ ở vòng ba. Khi con người càng lớn, các vết lõm sẽ trở nên rõ rệt hơn.
![Tại sao 2 bên mông không bằng nhau? Có khắc phục được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_2_ben_mong_khong_bang_nhau_co_khac_phuc_duoc_khong4_016137d8b7.jpg)
Các bài tập khắc phục 2 bên mông không bằng nhau
Sau khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao 2 bên mông không bằng nhau?”, có không ít người cũng thắc mắc: “Hõm mông có khắc phục được không?”. Trên thực tế, bạn không thể khắc phục hoàn toàn hiện tượng này, nhưng vẫn có thể cải thiện được 70% nhờ vào các bài tập mông hóp sau:
Fire Hydrants
Mục đích của bài tập này là kích thích sự phát triển của các cơ đùi ngoài, hông và mông bên ngoài. Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn quỳ trên mặt sàn phẳng, hai tay chống xuống đất, chân và tay mở rộng bằng vai.
- Bước 2: Nâng một bên chân lên sao cho tạo với chân trụ thành một góc 90 độ và giữ đầu gối cong.
- Bước 3: Thở ra từ từ và giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi hạ xuống.
- Bước 4: Bạn thực hiện tương tự với chân còn lại, mỗi chân thực hiện khoảng 10 - 15 lần.
Standing Kickback Lunges
Bài tập này giúp duy trì sự ổn định của cơ thể, tạo ra áp lực lớn đến vùng đùi và mông.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn đứng thẳng, 2 tay đan vào nhau và để cách ngực 10cm.
- Bước 2: Hít vào và nâng đầu gối phải lên ngang ngực.
- Bước 3: Thở ra và bước chân phải ra sau rồi hạ toàn bộ cơ thể xuống.
- Bước 4: Bạn đảm bảo đầu gối phải không chạm sàn và giữ nguyên trong 10 giây.
- Bước 5: Tiếp tục nâng cao gối phải lên ngang ngực rồi trở về tư thế ban đầu.
- Bước 6: Thực hiện tương tự từ 10 - 15 lần với cả hai bên chân.
![Tại sao 2 bên mông không bằng nhau? Có khắc phục được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_2_ben_mong_khong_bang_nhau_co_khac_phuc_duoc_khong1_862351fe9b.jpg)
Squat
Khi nhắc đến các bài tập chữa hõm mông và làm săn chắc đùi, không thể không nhắc đến bài tập Squat.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đứng thẳng người, hai chân mở rộng hơn vai và hướng ra ngoài khoảng 45 độ.
- Bước 2: Thở ra và từ từ hạ cơ thể xuống, nhưng vẫn phải giữ lưng thẳng.
- Bước 3: Hít vào và đứng dậy.
- Bước 4: Lặp lại động tác này liên tục trong 10 - 15 lần.
Side Lunges
Một trong những biến thể khác của bài tập Lunges là Side Lunges. Khi tập luyện, bạn cần đảm bảo tất cả các ngón chân đều hướng về phía trước.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đứng thẳng người, hai chân mở rộng.
- Bước 2: Bạn dồn trọng tâm vào chân phải, hạ thấp toàn bộ cơ thể sao cho chân trái duỗi thẳng.
- Bước 3: Đứng thẳng lên, ổn định trọng tâm ở cả hai chân.
- Bước 4: Thực hiện liên tục động tác này từ 10 - 15 lần.
![Tại sao 2 bên mông không bằng nhau? Có khắc phục được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_2_ben_mong_khong_bang_nhau_co_khac_phuc_duoc_khong5_72f9da5039.jpg)
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tự giải đáp được câu hỏi: “Tại sao 2 bên mông không bằng nhau?”. Hãy thực hiện các bài tập trên thường xuyên để cải thiện khuyết điểm của bản thân nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp