Thuốc nhỏ mắt Vigamox Alcon điều trị viêm kết mạc (5ml)
Danh mục
Thuốc nhỏ mắt
Quy cách
Dung dịch nhỏ mắt - Chai x 5ml
Thành phần
Moxifloxacin
Thương hiệu
Alcon - Alcon
Xuất xứ
Hoa Kỳ
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-22182-19
0 ₫/Chai
(giá tham khảo)Dung dịch nhỏ mắt Vigamox của Công ty Alcon Research, Ltd. sản xuất. Thuốc có thành phần chính chứa moxifloxacin (dưới dạng moxifloxacin hydrochlorid), đây là thuốc dùng để trị nhiễm khuẩn mắt.
Cách dùng
Chỉ dùng để nhỏ mắt. Không được tiêm. Không được tiêm dung dịch nhỏ mắt Vigamox dưới kết mạc và cũng không được đưa thuốc trực tiếp vào tiền phòng của mắt.
Để tránh tạp nhiễm vào đầu lọ nhỏ thuốc, không được để đầu nhỏ thuốc tiếp xúc với mí mắt, vùng xung quanh mắt hoặc bất cứ bề mặt nào.
Sau khi tháo nắp, nếu vòng gắn đảm bảo bị lỏng, cần gỡ bỏ trước khi dùng.
Hướng dẫn sử dụng, xử lý và hủy bỏ
Thuốc chưa sử dụng hoặc rác thải nên được hủy bỏ theo quy định của địa phương.
Liều dùng
Sử dụng ở người lớn, kể cả người cao tuổi
Nhỏ 1 giọt vào mắt bị viêm 3 lần/ngày, dùng thuốc trong 7 ngày.
Tình trạng viêm thường được cải thiện sau 5 ngày, cần tiếp tục điều trị trong 2-3 ngày nữa. Nếu tình trạng viêm không được cải thiện sau 5 ngày điều trị, nên xem xét lại việc chẩn đoán hoặc điều trị.
Sử dụng ở trẻ em
Không cần chỉnh liều.
Sử dụng ở người suy gan và suy thận
Không cần chỉnh liều.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Do đặc điểm của chế phẩm này, dự đoán không có độc tính khi nhỏ mắt quá liều hoặc khi nuốt nhầm một lọ thuốc vào đường tiêu hóa.
Chưa có trường hợp quá liều dung dịch nhỏ mắt Vigamox nào được báo cáo. Khi nhỏ mắt quá liều Vigamox có thể rửa mắt ngay bằng nước ấm để loại bỏ thuốc.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Vigamox, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Các phản ứng bất lợi sau đây đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng với dung dịch nhỏ mắt Vigamox và được phân loại theo các quy ước sau: Rất thường gặp (>1/10), thường gặp (>1/100 đến <1/10), ít gặp (>1/1.000 đến <1/100), hiếm gặp (>1/10.000 đến <1/1.000) và rất hiếm gặp (<1/10.000). Trong mỗi nhóm tần suất, các phản ứng bất lợi được sắp xếp theo thứ tự mức độ nghiêm trọng giảm dần.
Thường gặp
-
Rối loạn mắt: Đau mắt, kích ứng mắt.
Ít gặp
-
Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu.
-
Rối loạn mắt: Viêm giác mạc chấm, khô mắt, xuất huyết kết mạc, sung huyết mắt, phù nề mí mắt, đóng vẩy bờ mi, khó chịu ở mắt.
-
Rối loạn dạ dày-ruột: Loạn vị giác.
Hiếm gặp
-
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm hemoglobin.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Chứng dị cảm.
-
Rối loạn mắt: Khuyết biểu mô giác mạc, rối loạn giác mạc, viêm kết mạc, viêm bờ mi, sưng mắt, phù kết mạc, nhìn mờ, giảm thị lực, mỏi mắt, ban đỏ mí mắt.
-
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: Khó chịu ở mũi, đau thanh quản-hầu họng, cảm giác có dị vật (ở họng).
-
Rối loạn dạ dày-ruột: Nôn.
-
Rối loạn gan-mật: Tăng men chuyển hóa amino alanin, tăng men chuyển hóa gammaglutamil.
Các phản ứng bất lợi khác được xác định từ các giám sát sau khi lưu hành được liệt kê sau đây.
Không thể ước tính tần suất từ những dữ liệu có sẵn. Các phản ứng bất lợi trong mỗi hệ cơ quan được sắp xếp theo thứ tự mức độ nghiêm trọng giảm dần.
-
Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Chóng mặt.
-
Rối loạn mắt: Viêm loét giác mạc, viêm giác mạc, tăng tiết nước mắt, chứng sợ ánh sáng, tiết gỉ mắt.
-
Rối loạn tim: Tim đập nhanh.
-
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: Khó thở.
-
Rối loạn dạ dày, ruột: Buồn nôn.
-
Rối loạn da và mô dưới da: Ban đỏ, ngứa, phát ban, mày đay.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.