Sóc cắn có bị gì không? Cách xử lý khi bị sóc cắn
Sóc được nuôi rất phổ biến ở các hộ gia đình Việt Nam. Tuy nhiên sóc vẫn được xem là động vật hoang dã, nên những vết cắn vẫn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy sóc cắn có bị gì không? Cần làm gì khi bị sóc cắn?
Sóc cắn có bị gì không?
Sóc cắn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người bị cắn, bao gồm:
- Nhiễm trùng: Sóc có thể mang theo vi khuẩn hoặc virus trong miệng và lây lan chúng vào vết cắn. Điều này có thể gây nhiễm trùng và viêm đau. Khi các triệu chứng ho, hắt hơi, nôn mửa, mệt mỏi xuất hiện bạn cần nên chú ý.
- Đau và sưng: Vùng bị cắn sẽ bị đau và sưng lên do phản ứng của cơ thể với vết thương.
- Suy giảm chức năng cơ và dây thần kinh: Nếu sóc cắn vào vùng dây thần kinh và cơ quan, có thể dẫn đến suy giảm chức năng của chúng.
- Nguy cơ nhiễm tetanus: Tetanus hay còn được gọi là bệnh uốn ván được coi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra nếu vết thương không được điều trị đúng cách. Hậu quả gây ra khi bị uốn ván là cơ bắp có dấu hiệu cứng, tê liệt. Tình trạng này để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí là tử vong.
- Lây nhiễm dại: Sóc là một trong số các loài động vật có thể bị nhiễm virus dại. Nếu một con sóc bị nhiễm virus dại, nó có thể lây lan bệnh cho con người thông qua vết cắn hoặc tiếp xúc với nước bọt của nó. Tuy nhiên sóc thường rất ít nhiễm dại.
![Sóc cắn có bị gì không? Cách xử lý khi bị sóc cắn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/soc_can_co_bi_gi_khong_cach_xu_ly_khi_bi_soc_can_1_00bd538d45.jpeg)
Các cách xử lý khi bị sóc cắn
Sau khi bị sóc cắn, bạn cần thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình:
- Bước 1: Rửa vết thương với xà phòng và nước sạch đang chảy ít nhất 5 phút để loại bỏ nước bọt, tạp chất, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Bước 2: Khử trùng vết thương với dung dịch khử trùng hoặc cồn y tế 70 độ trở lên.
- Bước 3: Nếu như vết cắn nặng bạn cần nên băng bó vết thương bằng băng gạc y tế để che phủ miệng vết thương khỏi vi khuẩn và kiểm soát chảy máu.
- Bước 4: Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được khám, tiêm ngừa và điều trị đầy đủ nếu vết cắn trở nên nghiêm trọng.
- Bước 5: Theo dõi các triệu chứng để xem có gì bất thường xảy ra. Nếu xuất hiện các triệu chứng đau, sưng, viêm đỏ, sốt hoặc rối loạn hô hấp,... thì phải đi đến bệnh viện gần nhất để được xử lý.
![Sóc cắn có bị gì không? Cách xử lý khi bị sóc cắn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/soc_can_co_bi_gi_khong_cach_xu_ly_khi_bi_soc_can_3_10905329b0.png)
Bên cạnh đó, nếu như không may bị sóc cắn bạn cần nên bắt sóc lại, nuôi và theo dõi tình trạng sức khoẻ của nó. Nếu như sóc không ăn và bị chết ngay sau đó thì cần nên thông báo với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Bị sóc cắn có cần tiêm ngừa không?
Không chỉ sóc, tất cả các loại động vật có vú đều có nguy cơ mang virus gây dại. Thế nên, nếu như bị sóc cắn cần phải đến cơ sở y tế để tiêm phòng dại. Vắc xin dại sau khi được tiêm vào người sẽ tạo ra một lượng vi rút nhỏ tạo cơ chế miễn dịch ngăn ngừa bệnh dại lây lan từ động vật.
Bên cạnh đó, tiêm ngừa uốn ván cũng là việc cần thiết nên làm. Bởi uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong khá cao do ngoại độc tố của vi khuẩn có tên là Clostridium gây nên. Khi bị sóc cắn tế bào uốn ván có thể sẽ đi vào vết thương, gây bệnh cho bạn. Thông thường, chúng ta đều đã tiêm ngừa uốn ván nhưng nếu mũi tiêm cuối đã tiêm cách 5 năm thì cần phải tiêm lại khi bị cắn.
![Sóc cắn có bị gì không? Cách xử lý khi bị sóc cắn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/soc_can_co_bi_gi_khong3_0e2698215d.jpg)
Bài viết đã thông tin đầy đủ đến bạn, giải đáp cho câu hỏi sóc cắn có bị gì không. Sóc nói riêng và các loại động vật nói chung khi cắn đều có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Nếu như bị sóc cắn hãy chú ý xử lý vết thương cẩn thận và thăm khám bác sĩ để hạn chế những biến chứng xấu xảy ra.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp