Nước tiểu trong suốt phản ánh tình trạng sức khỏe tốt hay xấu?

Màu sắc của nước tiểu có thể phản ánh rất nhiều đến tình trạng sức khỏe. Bên cạnh việc uống thừa nước khiến nước tiểu trong suốt thì cũng có các nguyên nhân khác gây ra hiện tượng này bao gồm các vấn đề về thận, dùng thuốc, tiểu đường… Để biết chính xác dấu hiệu nước tiểu trong suốt là bình thường hay bất thường và khi nào cần gặp bác sĩ, bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy nhé!

Nước tiểu trong suốt có tốt không?

Trong y khoa, thuật ngữ nước tiểu trong suốt là tình trạng nước tiểu không có mây hoặc bất kỳ trầm tích nào. Khi không nhìn thấy được sắc tố màu vàng trong nước tiểu thì nó được gọi là nước tiểu trong và không màu.

Trong hầu hết các trường hợp, nước tiểu trong thể hiện cơ thể bạn đang ở trạng thái đủ nước. Điều này cũng có nghĩa là một vấn đề tích cực cho thấy lượng nước đủ trong người giúp cơ thể bạn hoạt động tốt.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, cơ thể đang bị thiếu nước hoặc uống nước quá mức cho phép thì cũng xảy ra tình trạng nước tiểu màu trong suốt. Mặc dù, vấn đề này chiếm tỷ lệ thấp nhưng việc uống quá nhiều nước có thể làm gián đoạn lượng nước muối trong cơ thể hoặc có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.

Cơ thể thừa nước cũng dẫn đến hiện tượng mệt mỏi nghiêm trọng, lú lẫn, nặng hơn có thể khiến người bệnh hôn mê. Tuy nhiên, nước tiểu trong suốt không chỉ phản ánh cơ thể bạn đang ở trạng thái đủ nước hoặc lượng nước vượt quá mức. Nó cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh có liên quan đến sức khỏe.

Nước tiểu trong suốt phản ánh tình trạng sức khỏe tốt hay xấu? 1
Uống quá nhiều nước có thể làm nước tiểu trong suốt

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nước tiểu trong suốt

Ngoài vấn đề uống nhiều nước quá mức dẫn đến bệnh lý tiềm ẩn thì còn nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng nước tiểu trong suốt. Trong đó có các nguyên nhân thường gặp như:

Đái tháo đường

Những người mắc bệnh tiểu đường thường có chỉ số glucose trong máu cao. Để làm giảm lượng glucose dư thừa hoặc lượng nước nhiều hơn bình thường, cơ thể sẽ chuyển nó từ máu vào nước tiểu thông qua cơ chế bài tiết của thận. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nếu không điều trị thường có hiện tượng đa niệu (hay còn gọi là đi tiểu nhiều) và có nước tiểu màu trắng trong suốt.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường không kiểm soát được có thể gây ra các triệu chứng trên người bệnh như sút cân, luôn cảm thấy khát nước, cơ thể mệt mỏi. Nếu vấn đề này không được giải quyết, bệnh nhân có thể bị mất nước hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm toan đái tháo đường đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Nước tiểu trong suốt phản ánh tình trạng sức khỏe tốt hay xấu? 2
Tiểu đường là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu trắng trong suốt

Đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt là bệnh lý hiếm gặp, chỉ xảy ra khi thận không thể đáp ứng với các hormone giúp cân bằng nước trong cơ thể, khiến thận bài tiết nhiều nước hơn so với bình thường. Ở người bệnh đái tháo nhạt lượng nước tiểu trong cơ thể được thải ra mỗi ngày từ 3 - 20 lít, trong khi ở người bình thường lượng nước tiểu mỗi ngày chỉ đạt 1 - 2 lít. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cơ thể mất nước, làm cho bệnh nhân phải bổ sung nhiều nước để bù đắp cho lượng nước tiểu đã thải.

Bệnh đái tháo nhạt bao gồm 4 loại chính:

  • Đái tháo nhạt trung tâm: Thường xuất hiện ở người có hormone vasopressin hoạt động không bình thường hoặc người có tiền sử bị tổn thương vùng não bộ.
  • Đái tháo nhạt do thận: Tình trạng này được biết đến do thận không đáp ứng tốt với hormone vasopressin.
  • Đái tháo nhạt thai kỳ: Xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai khi bị tổn thương ở não kiểm soát cơn khát.
  • Dipsogenic: Khiếm khuyết vùng dưới đồi có thể gây ra đái tháo nhạt loại Dipsogenic.

Dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu còn được gọi là thuốc nước, có khả năng giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng bị dư thừa và thúc đẩy đi tiểu tiện. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu còn được sử dụng để điều trị phù chân, bệnh cao huyết áp, suy tim và một số bệnh lý khác. Do cơ chế hoạt động của thuốc là làm tăng lượng nước tiểu gây ra hiện tượng nước tiểu bị loãng và nhìn trong hơn so với bình thường.

Các vấn đề về thận

Thận đóng vai trò lọc và cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Do vậy, một số bệnh có liên quan đến thận như thận bị tổn thương, rối loạn natri… có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đào thải hoặc cô đặc nước tiểu của thận. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc tình trạng đi tiểu tăng hoặc giảm bất thường và ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu.

Mang thai

Trong giai đoạn mang thai, một số mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc đái tháo nhạt. Nguyên nhân xảy ra là do nhau thai có khả năng tạo ra protein phá hủy hormone giúp duy trì cân bằng nước của cơ thể (vasopressin) hoặc có hormone can thiệp vào chức năng của vasopressin. Tuy nhiên, theo thống kê y tế, đa số các trường hợp đái tháo đường thai kỳ chỉ ở mức nhẹ và thường biến mất sau khi thai phụ sinh con.

Nước tiểu trong suốt - cần khám bác sĩ khi nào?

Một người trưởng thành bình thường, lượng nước tiểu mỗi ngày trung bình từ 1 - 2 lít. Tuy nhiên, nếu lượng nước tiểu của bạn nhiều bất thường trên 3 lít/ngày và tình trạng nước tiểu trong suốt kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám sức khỏe.

Việc khát nước, thèm uống nước cũng là điều bất thường hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sốt;
  • Cảm thấy nóng rát khi đi tiểu;
  • Đau cơ, đau bụng, lưng hoặc sườn;
  • Nhức đầu, lú lẫn;
  • Mất nước;
  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy dai dẳng;
  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược;
  • Khó tập trung hoặc mất phương hướng;

Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến thận mà nước tiểu bị trong bạn cũng nên đến gặp bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân khiến bạn gặp phải nước tiểu trong suốt mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bạn nhất.

Nước tiểu trong suốt phản ánh tình trạng sức khỏe tốt hay xấu? 3
Gặp bác sĩ khi lượng nước tiểu nhiều và màu trong suốt kéo dài

Nước tiểu khỏe mạnh nên có màu gì?

Màu sắc của nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe, do đó nắm vững những kiến thức về màu của nước tiểu giúp bạn dễ dàng nhận biết các vấn đề mà cơ thể gặp phải. Bạn nên quan sát nước tiểu vào buổi sáng khi mới bắt đầu dậy, nếu nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc vàng rơm có nghĩa là thận của bạn đang hoạt động tốt và cơ thể bạn vẫn được cung cấp đủ nước.

Ngoài ra, màu nước tiểu có thể bị thay đổi tùy theo mức độ hydrat hóa, thực phẩm đã tiêu thụ, thuốc hoặc tình trạng bệnh lý. Một số màu sắc của nước tiểu có liên quan đến bệnh lý như:

  • Màu nâu: Nước tiểu có lẫn máu màu nâu có thể là nguyên nhân tiềm ẩn ở gan, thận hoặc là cơ.
  • Màu đỏ: Khi tiểu tiện có máu màu hồng hoặc màu đỏ là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc có vấn đề về bàng quang.
  • Màu cam: Tình trạng gan mật làm nước tiểu có màu cam. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây ra như phenazopyridine, rifampin, doxorubicin…
  • Màu xanh lá cây: Tương tự với màu cam, nước tiểu màu xanh lá cây xuất phát từ ống mật hoặc thuốc.
Nước tiểu trong suốt phản ánh tình trạng sức khỏe tốt hay xấu? 4
Màu sắc của nước tiểu phản ánh tình trạng cơ thể

Nước tiểu trong suốt có thể là vấn đề tạm thời xảy ra do uống quá nhiều nước hoặc là dấu hiệu báo trước về nguy cơ sức khỏe. Do đó, bạn không nên quá chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và làm xét nghiệm sinh hóa để xác định nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị. Trên đây là tất cả những thông tin về “Nước tiểu trong suốt” mà Hà An Pharmacy chia sẻ cho bạn. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình chăm sóc sức khỏe của bản thân. 

Xem thêm:



Chat with Zalo