Người bị tiểu đường ăn thịt bò được không?
Thịt bò là một loại thịt đỏ giàu protein và vitamin, phù hợp để bồi bổ người mới ốm dậy hoặc cho những người tập gym cần ăn theo chế độ. Mặc dù, thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nhưng cũng có nhiều người cho rằng loại thịt này có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Trước khi đi tìm lời giải cho thắc mắc bệnh tiểu đường ăn thịt bò được không, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về hàm lượng dinh dưỡng cũng như công dụng của thịt bò với cơ thể nhé!
Hàm lượng dinh dưỡng của thịt bò
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thịt bò chủ yếu là protein và chất béo. Chất béo trong thịt bò chủ yếu là chất béo bão hoà và không bão hoà đơn. Lượng chất béo này cũng sẽ có sự thay đổi với từng loại thịt bò khác nhau. Ngoài ra, trong thịt bò còn chứa các loại acid béo như acid stearic, acid oleic, acid palmitic.
Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa hàm lượng không nhỏ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ con người, bao gồm:
- Vitamin B3: Vitamin này đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng với sức khoẻ con người. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B3 có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Vitamin B6: Đây là vitamin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tạo máu và chuyển hoá năng lượng cho cơ thể.
- Vitamin B12: Loại vitamin này rất cần thiết cho sự hình thành máu của cơ thể. Ngoài ra, còn quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ.
- Kẽm: Một trong những khoáng chất đóng vai trò chủ chốt trong sự duy trì và phát triển cơ thể.
- Selen: Đây là nguyên tố vi lượng đảm nhiều nhiều chứng năng quan trọng trong cơ thể.
Ngoài các vitamin và khoáng chất kể trên, trong thịt bò còn chứa sắt (vi chất quan trọng cho quá trình tạo máu của cơ thể), creatine, photpho (duy trì sự tăng trưởng của cơ thể), chất chống oxy hoá glutathione, chất béo chuyển hoá tự nhiên acid linoleic, acid amin có chức năng chống oxy hoá taurine, cholesterol.
Thịt bò có tác dụng gì với sức khoẻ?
Là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng protein và chất béo dồi dào, thịt bò được xem như một thực phẩm không thể thiếu với con người, đặc biệt là những người đang trong chế độ luyện tập gym hoặc một số bộ môn thể thao khác. Dưới đây là một số công dụng chính của thịt bò.
Duy trì cơ bắp
Là nguồn cung cấp protein chất lượng với các acid amin cần thiết cho sự duy trì và tăng trưởng của cơ thể, thịt bò thường được sử dụng để duy trì cơ bắp, giảm tốc độ mất cơ bắp do tuổi tác; đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng teo cơ sarcopenia thường gặp ở người cao tuổi.
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Tình trạng thiếu máu xảy ra khi số lượng hồng cầu và khả năng vận chuyển oxy trong máu bị sụt giảm. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức. Một trong những nguyên nhân chính gây ra thiếu máu chính là sự thiếu hụt sắt trong cơ thể.
Thịt bò chứa hàm lượng không nhỏ sắt, đặc biệt là sắt heme. Sắt vốn được biết đến là khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo máu của cơ thể. Bởi vậy, việc bổ sung thịt bò trong bữa cơm hằng ngày cũng giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu.
Giảm tình trạng mệt mỏi và cải thiện hiệu suất khi tập luyện thể thao
Carnosine là hợp chất quan trọng trong việc cải thiện tình tình trạng mệt mỏi cũng như tăng sức mạnh khi tập luyện thể thao. Ngoài ra, hợp chất này cũng đóng vai trò quan trọng với các chức năng cơ bắp.
Để cơ thể tự tạo được hợp chất carnosine, việc bổ sung beta-alanine là vô cùng cần thiết. Đây là một loại acid amin có nhiều trong thịt bò và các loại cá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung beta-alanine từ 4 - 10 tuần giúp tăng nồng độ carnosine trong cơ thể từ 40 đến 80%.
Tiểu đường ăn thịt bò được không?
Theo các chuyên gia về sức khoẻ, mặc dù thịt bò có nhiều lợi ích với cơ thể, nhưng nếu chế biến không đúng cách hoặc nạp quá nhiều thịt bò vào cơ thể có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đặc biệt là những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 20% người ăn thịt bò mỗi ngày mắc phải bệnh lý tiểu đường tuýp 2. Nguy cơ này lên tới 50% với những người ăn thịt đã qua chế biến như xúc xích bò hoặc jambon bò mỗi ngày.
Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc tiểu đường ăn thịt bò được không. Có thể thấy, mặc dù thịt bò rất tốt nhưng cũng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với người bệnh tiểu đường nếu không được ăn đúng cách.
Ngoài bệnh tiểu đường, thịt bò cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu, chất béo bão hoà có trong thịt bò là yếu tố chính làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch. Bởi đây là chất làm tăng cholesterol trong máu.
Bên cạnh đó, thịt bò cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Theo đó, amin dị vòng, một nhóm chất gây ung thư, được tìm thấy trong thịt bò được nấu quá kỹ và chất này thường xuất hiện trong các loại thịt đỏ, trong đó có thịt bò.
Như vậy, để thịt bò không trở thành “sát thủ vô hình” gây hại tới sức khoẻ của bạn, hãy hạn chế ăn thịt bò được nấu quá kỹ. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thịt bò luộc, kho hoặc hầm thay vì các món chiên, nướng.
Với những người bệnh tiểu đường, nên có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Người bệnh không nên loại bỏ hoàn toàn thịt bò ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các vi chất quan trọng. Nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải và cần có thêm tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn.
Trên đây, Hà An Pharmacy đã giải đáp thắc mắc tiểu đường ăn thịt bò được không, mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích với mọi người, nhất là những người bệnh tiểu đường.
Xem thêm:
Tú Anh
Nguồn tham khảo: vinmec.com, hellobacsi.com