Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không?
Huyết áp cao là hậu quả của một số bệnh lý. Để cải thiện và chữa khỏi tình trạng này, cơ thể bắt buộc phải trở nên khỏe mạnh, sức đề kháng tăng lên, hoạt động của tất cả các cơ quan và bộ phận cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Tăng huyết áp là gì?
Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến, thường tăng theo tuổi (chiếm 8 - 12% dân số). Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp bao gồm tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền.
![Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huyet_ap_cao_co_uong_duoc_la_dinh_lang_khong_a2da066b23.jpg)
Tăng huyết áp rất nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề, điển hình là liệt nửa người, hôn mê thực vật, nguy cơ suy tim, thiếu máu cơ tim gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng sống. Do đó, bệnh này cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh xảy ra biến chứng trên các cơ quan tim, não, mắt, động mạch ngoại biên.
- Biến chứng tức thời: Như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp… có thể gây nguy hiểm tính mạng;
- Biến chứng lâu dài: Xảy ra khi người bệnh bị tăng huyết áp trong thời gian dài mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Các loại biến chứng có thể xảy ra như rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.
Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số:
- Huyết áp tối đa: Bình thường từ 90 - 139mmHg;
- Huyết áp tối thiểu: Bình thường từ 60 - 89mmHg.
Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không?
Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc phải chứng cao huyết áp.
Cây đinh lăng (cây gỏi cá, nam dương sâm) là một loại cây nhỏ thuộc họ nhân sâm. Cây đinh lăng nói chung, lá đinh lăng nói riêng từ lâu đã trở thành dược liệu quý giá dùng trong hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Theo Đông y, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết và hoạt huyết, do đó có thể giúp máu lưu thông ổn định, từ đó làm giảm áp lực lên thành mạch. Nói cách khác, lá đinh lăng có thể cải thiện được chứng bệnh cao huyết áp.
![Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huyet_ap_cao_co_uong_duoc_la_dinh_lang_khong_2_ba1b762547.jpg)
Tuy nhiên, trên thực thế, để điều trị dứt điểm chứng cao huyết áp hiệu quả, bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh. Trong lá đinh lăng có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như saponin, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các axit amin (bao gồm lysin, cystein và methionin), glucozit, phytosterol, tanin và nhiều nguyên tố vi lượng khác,... giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được nhiều bệnh, bao gồm cả chứng huyết áp cao.
Đến đây, hẳn thắc mắc huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không bạn đã có cho mình câu trả lời. Không dừng lại đó, lá đinh lăng trong y học cổ truyền còn được biết đến với nhiều công dụng vượt trội khác bao gồm:
- Bồi bổ sức khỏe sản phụ;
- Tác dụng lợi sữa, chữa tắc sữa;
- Chữa suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, kiết lỵ;
- Chữa các bệnh da liễu như dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, mề đay ở trẻ nhỏ bằng cách tắm lá đinh lăng;
- Điều trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn bằng gối lá đinh lăng;
- Chữa ho do thời tiết kéo dài;
- Lợi tiểu, giải độc cơ thể, mát gan, giảm các triệu chứng cảm sốt;
- Hỗ trợ chữa mất ngủ, khó ngủ; đau mỏi lưng, tê chân tay;
- Hỗ trợ quá trình dưỡng trắng da nhờ chứa các chất axit amin, vitamin B, methionin…;
- Điều trị mụn hiệu quả nhờ chất Flavonoid trong lá đinh lăng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn.
Có nên uống nước lá đinh lăng hằng ngày?
Mặc dù uống lá đinh lăng có thể góp phần kiểm soát và hỗ trợ hạ huyết áp nhưng nếu lạm dụng thức uống này lại gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
![Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huyet_ap_cao_co_uong_duoc_la_dinh_lang_khong_1_4ba1a19d90.jpg)
Cụ thể, hoạt chất saponin trong lá đinh lăng có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở người mắc hội chứng ruột kích thích; đồng thời có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cho người uống quá nhiều nước đinh lăng.
Do đó, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn kể trên cũng như giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, người bệnh chỉ nên uống đủ theo liều lượng của bài thuốc, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu gặp phải các tác dụng phụ kể trên khi uống lá đinh lăng, bạn phải dừng ngay lập tức và đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Bài thuốc lá đinh lăng chữa cao huyết áp hiệu quả
Lá đinh lăng khô/tươi thường được sắc thành trà để uống trong hỗ trợ điều trị tình trạng huyết áp cao. Với lá đinh lăng tươi bạn dùng 200g/ngày để nấu, còn nếu dùng lá đinh lăng khô để hãm trà thì chỉ cần 30 - 40g.
Nếu không dùng riêng lẻ như trên, bạn có thể phối lá đinh lăng cùng với thuốc Đông Y theo các bài thuốc sau:
Bài thuốc số 1
Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 40g, ích mẫu 20g, đan sâm 15g.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun với lửa nhỏ.
- Đun khoảng 20 phút thì tắt bếp, để nguội và uống một ly/ngày
- Đều đặn uống mỗi ngày cho đến khi chỉ số huyết áp ổn định.
Công dụng của bài thuốc này là giúp thông mạch máu để máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó sẽ ngăn chặn được tình trạng nghẽn mạch vành và thiếu dinh dưỡng cơ tim.
![Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huyet_ap_cao_co_uong_duoc_la_dinh_lang_khong_3_603b0f5632.jpg)
Bài thuốc số 2
Chuẩn bị: 24g lá đinh lăng khô, lá vông và tang diệp mỗi loại 20g, 16g liên nhục và 12g tâm sen.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc lấy nước.
- Mỗi ngày uống khoảng 2 ly.
- Uống liên tục trong 3 tháng.
Công dụng của bài thuốc này là giúp an thần, bổ tâm, giấc ngủ ngon và sâu hơn. Khi tinh thần được thoải mái, giảm stress, chứng huyết áp cao cũng tự nhiên được cải thiện.
Bài thuốc số 3
Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi 180g, cỏ xước và dừa cạn mỗi loại 160g, 150g hoa hòe, 140g cam thảo đất, 120 đỗ trọng và 100 chi tử.
Cách thực hiện:
- Phơi khô hoặc sao khô tất cả nguyên liệu trên.
- Giã nguyên liệu thật vụn, bảo quản nơi thoáng mát.
- Mỗi ngày lấy khoảng 40g hỗn hợp này hãm với nước sôi để uống.
Công dụng của bài thuốc này là sẽ tác động chính đến tình trạng bệnh bằng cách giữ cho huyết áp luôn ổn định và phòng tránh tình trạng tăng huyết áp hiệu quả.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp