Bệnh tay chân miệng ở trẻ có phải kiêng gió kiêng nước không?

Khi mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ, việc giữ gì chăm sóc khiến bé nhanh lành bệnh hơn. Tuy nhiên, việc kiêng gió, kiêng nước cho bé trong giai đoạn này có thực sự hiệu quả?

Nguyên nhân của bênh tay chân miệng ở trẻ em là do 2 loại virut Coxsackie virus A16 và Entero virus 71 gây ra. Bênh này lây lan cực nhanh qua đường tiêu hóa, dễ bùng phát thành dịch. Nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm tới tính mạng.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có phải kiêng gió kiêng nước không 1
Bệnh tay chân miệng ở trẻ khiến bé rất khó chịu

Dấu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng là bé sẽ bị sốt nhẹ, kém linh hoạt hơn, sổ mũi và đau họng trong vài ngày. Nhiều bậc làm cha mẹ sẽ tưởng nhầm đây là hiện tượng bé bị ốm, cảm sốt thông thường. Nhưng sau khoảng 2 – 3 ngày, các mụn nước trên niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân xuất hiện. Lúc các mụn nước này vỡ tạo ra các vết loét làm bé đau nhức, khó chịu và không muốn ăn uống.

Trẻ bị tay chân miệng có phải kiêng gió không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có phải kiêng gió kiêng nước không 2
Trẻ bị tay chân miệng nên giữ ở nơi sạch sẽ, thoáng khí

Có nhiều bậc làm cha mẹ, ông bà tin rằng khi con bị bất cứ bệnh gì thì cũng phải kiêng đi ra ngoài. Ngay cả với trường hợp, trẻ bị tay chân miệng cũng bắt phải mặc nhiều quần áo, giữ kín ở trong nhà. Nhưng theo các bác sĩ nhi khoa, việc này hoàn toàn phản khoa học. Các vết lở loét của bệnh càng giữ kín càng khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển. Từ đó, bệnh tình sẽ trở lên nghiêm trọng hơn, kéo theo các biến chứng khá như nhiễm trùng, hoại tử.

Để điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, trẻ cần được vệ sinh, giữ các vết thương ở trạng thái thoáng khí sẽ nhanh khô và lành bệnh. Để trẻ chơi trong phòng sạch sẽ, thoáng khí, không để gió mạnh tạt trực tiếp vào người bé. Thời gian bé bị bệnh cũng hạn chế đưa bé đi chơi ngoài trời nắng gió vì lúc này cơ thể bé không được khỏe, dễ dẫn tới mắc thêm các bệnh khác như cảm cúm, sốt nóng. Tóm lại, không cần giữ bé kín gió nhưng hạn chế bé tiếp xúc với gió mạnh. Còn khi tắm thì tuyệt đối không để gió lùa vào cơ thể trẻ.

Trẻ bị tay chân miệng có phải kiêng nước không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có phải kiêng gió kiêng nước không 3
Trẻ bị tay chân miệng vẫn phải lau rửa sạch sẽ bằng xà phòng sát trùng

Sau khoảng từ 7-10 ngày xuất hiện dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, các mụn nước sẽ vỡ ra và bắt đầu khô lại. Nhiều phụ huynh lo lắng, nếu tắm cho bé sẽ làm các mụn nước vỡ ra thêm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bé nên đã quyết định kiêng tăm cho bé luôn. Việc này vô tình khiến cho cơ thể bé không được vệ sinh, các vi khuẩn không được loại bỏ càng làm cho bệnh lâu khỏi. Việc tắm sạch sẽ cho bé giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại trên da bé, hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng không nên chà xát mạnh lên da bé. Hạn chế hết mức có thể để nước rơi vào vùng da bị loét và dây ra các vùng da khác. Thay vì tắm như thông thường có thể chỉ cần lau rửa cơ thể bé với các loại xà phòng sát khuẩn uy tín, chất lượng được bác sĩ nhi khoa khuyên dùng bạn nhé.

Huyền Trang



Chat with Zalo