Đau vai gáy có nổi hạch không? Nguyên nhân và cách điều trị
Sức khỏe được duy trì và bảo vệ nhờ hệ miễn dịch trong đó có hệ bạch huyết. Các hạch bạch huyết phân bố khắp cơ thể, có vai trò ngăn chặn vi khuẩn, virus có hại. Nhiều mầm bệnh gây sưng hạch, hiện tượng sưng hạch sau gáy cho thấy cơ thể đang có bất thường. Vậy đau vai gáy có nổi hạch không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Đau vai gáy có nổi hạch không?
Vấn đề đau vai gáy có nổi hạch không được nhiều người quan tâm vì lo lắng nổi hạch liên quan đến biến chứng nguy hiểm. Nếu đau vai do thói quen sinh hoạt thì sẽ không nổi hạch bạch huyết. Tuy nhiên, đau vai kèm theo triệu chứng nổi hạch ở cổ, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, báo hiệu một căn bệnh nguy hiểm khác.
Đau vai gáy là tình trạng đau, tê vùng vai. Biểu hiện của căn bệnh này rất đa dạng nhưng đáng lo ngại nhất là khi các hạch bạch huyết nổi ở cổ kèm theo những cơn đau dữ dội ở cổ và vai. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào.
Đau vai gáy có nổi hạch là một tình trạng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời như:
- Giảm khả năng hoạt động: Một trong những biến chứng phổ biến của đau vai gáy là giảm khả năng hoạt động vùng cơ này, khiến việc xoay cổ, nằm và nghiêng đầu trở nên khó khăn hơn.
- Mệt mỏi, rối loạn tiền đình: Bệnh nhân bị đau cổ và sưng hạch sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi do não không được cung cấp đủ oxy dẫn đến rối loạn tiền đình và các vấn đề về trí nhớ.
- Thoái hoá đốt sống cổ: Các hạch nổi ở cổ chèn ép lên dây thần kinh kèm theo đau vai, cổ sẽ bào mòn các đốt sống cổ, dẫn đến thoái hóa.
- Biến dạng cột sống: Những tổn thương, đau nhức ở vùng vai, cổ cũng như các hạch xuất hiện lâu ngày mà không điều trị sẽ dẫn đến vẹo cột sống cổ. Lúc này, người bệnh khó có thể sinh hoạt như bình thường.
- Thiếu máu cơ tim và đột quỵ: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của chứng đau cổ không được điều trị. Vì vùng vai cổ có rất nhiều hệ thần kinh và mạch máu liên quan đến não. Khi hạch to lên sẽ gây áp lực lên hệ thần kinh, khiến máu không lưu thông được, gây thiếu máu, dẫn đến đột quỵ.
![Đau vai gáy có nổi hạch không? Nguyên nhân và cách điều trị 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_vai_gay_co_noi_hach_khong_nguyen_nhan_va_cach_dieu_tri_1_227f3c620b.jpg)
Nguyên nhân đau vai gáy nổi hạch
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau vai gáy nổi hạch như sau:
- Thói quen sinh hoạt không khoa học như ngồi nhiều, ít vận động, ngồi lâu không đúng tư thế, ngủ sai tư thế,...
- Nhiễm khuẩn vùng cổ và vai do vi khuẩn. Điều này khiến các hạch bạch huyết ở vị trí này nhận dịch bạch huyết từ vùng cổ và đầu làm sưng lên. Khi hạch sưng to, người bệnh có thể sốt cao.
- Hệ miễn dịch suy yếu. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cũng gây sưng hạch huyết kèm theo đau nhức vai kéo dài.
- Bệnh lupus ban đỏ, HIV,... còn gây sưng hạch ở vai, cổ.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị đau vai được xác định là do viêm khớp dạng thấp, các hạch bạch huyết ở vai và cổ có thể xuất hiện.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư có thể gây sưng hạch ở cổ, vai và lưng.
Khi bị đau vai gáy có nổi hạch có thể cảm nhận rất rõ các hạch nổi ở vai, cổ, to nhỏ tùy kích thước, có thể di chuyển lên xuống, khi ấn vào có cảm giác hơi đau. Nhiều trường hợp hạch sưng to, cứng hoặc đỏ. Những bệnh nhân này thường sẽ có các triệu chứng như khó thở, đau khi ăn uống. Ngoài ra, cơn đau có thể lan ra nhiều vùng xung quanh, khắp bả vai, xuống cánh tay.
Có nhiều trường hợp sưng hạch ở cổ có thể tự khỏi khi cơn đau vai cổ thuyên giảm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp hạch sưng to, chèn ép vào cột sống cổ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, người bệnh cần được khám kỹ càng để có được phương pháp điều trị tốt nhất.
![Đau vai gáy có nổi hạch không? Nguyên nhân và cách điều trị 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_vai_gay_co_noi_hach_khong_nguyen_nhan_va_cach_dieu_tri_2_61e9a972b3.jpg)
Cách điều trị đau vai gáy có nổi hạch
Bệnh nhân có triệu chứng bất thường ở vai cổ, sưng hạch vài ngày, cảm thấy đau và không có dấu hiệu giảm nên đi khám ngay. Tại đây bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách chụp X-quang để nhìn rõ hình ảnh vùng vai, cổ, đồng thời xác định kích thước hạch xem đã ép vào cột sống hay chưa.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau cổ kèm sưng hạch. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị đau vai gáy như:
Điều trị bằng thuốc
Phương pháp điều trị bằng thuốc chủ yếu tập trung vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu đau cổ vai gáy do lối sống hàng ngày thì chỉ cần thay đổi là được. Nhưng đối với bệnh lý thì cần sử dụng thuốc. Thuốc tây giúp giảm đau, làm tan hạch ở cổ, giảm nhanh các triệu chứng. Những loại thuốc đó là:
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc giãn cơ: Làm thư giãn các cơ và giảm co thắt cục bộ ở vai và cổ.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc này thường dùng bôi ngoài da để chống viêm, giảm đau, làm tan hạch hiệu quả, giảm sưng nóng khó chịu.
- Thuốc an thần: Thuốc an thần giúp ổn định hệ thần kinh, ngăn ngừa các tín hiệu đau từ vùng vai cổ truyền đến hệ thần kinh trung ương, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp thêm phương pháp điều trị vật lý trị liệu như chiếu đèn hồng ngoại, sử dụng sóng siêu âm, kéo dãn cột sống,… Tác dụng chính của các biện pháp này là giảm đau, chống viêm, làm tan hạch.
![Đau vai gáy có nổi hạch không? Nguyên nhân và cách điều trị 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_vai_gay_co_noi_hach_khong_nguyen_nhan_va_cach_dieu_tri_3_f06f504eac.jpg)
Mẹo giảm sưng hạch tại nhà
Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh không muốn dùng thuốc có thể áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị đau cổ, nổi hạch tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng, vì tác dụng của các biện pháp dân gian chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không thể chữa dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp khắc phục tại nhà như:
- Chườm lạnh: Người bệnh chỉ cần bọc đá vào một chiếc khăn mềm, sạch và nhẹ nhàng chườm lên vai, cổ và các hạch bạch huyết. Nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm đau và giảm sưng hạch một cách hiệu quả.
- Sử dụng hạt gấc: Chuẩn bị một ít hạt gấc phơi nắng và rượu trắng. Ngâm hai nguyên liệu này với nhau khoảng 15 - 30 ngày. Sau thời gian này, mỗi ngày dùng một ít rượu ngâm xoa bóp chỗ đau cổ và sưng hạch. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ là giảm triệu chứng hiệu quả.
- Dùng lá ngải cứu: Dùng vài lá ngải cứu sao vàng, bọ lại bằng khăn mềm rồi chườm lên vùng đau. Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày.
Trên đây là một số thông tin về đau vai gáy có nổi hạch không. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để phòng tránh hoặc kịp thời điều trị hiệu quả.
Xem thêm: Viêm xoang gây đau mỏi vai gáy có nguy hiểm không?