Các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ mà bạn nên biết
Thoái hoá cột sống cổ sẽ gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe người mắc. Bệnh lý này sẽ kèm theo các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy nên cần chủ động nắm bắt thông tin để biết cách điều trị dứt điểm thoái hoá cột sống cổ, tránh các biến chứng về sau.
Tìm hiểu về thoái hoá cột sống cổ
Bệnh thoái hoá cột sống cổ xảy ra làm các đốt sống và dây chằng ở cổ có thể bị viêm, lắng đọng canxi, xuất hiện gai xương làm chèn ép các dây thần kinh, hẹp động mạch đốt sống thân nền, chèn ép động mạch sống nền, làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu lên não.
Thoái hoá cột sống cổ gây đau đầu thường xảy ra ở người lớn tuổi do quá trình lão hoá của cơ thể. Tuy nhiên ngày nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hoá do thói quen làm việc và sinh hoạt thiếu khoa học.
Các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh
Tuổi cao: Người lớn tuổi khả năng cao mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Ở độ tuổi tầm 40-50 tuổi thì quá trình lão hoá các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém sẽ xuất hiện.
![Các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_lien_quan_den_thoai_hoa_cot_song_co_nen_biet_1_c4cb9c9708.jpg)
Đặc thù nghề nghiệp: Những người làm việc hay ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Đối tượng dễ bị thoái hoá cột sống và các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống nhất là: Nông dân hay đi cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc, nhân viên văn phòng.
Chấn thương cổ: Người đã bị chấn thương ở cổ trước đây rất dễ mắc thoái hoá và các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ. Bởi giờ đây tình trạng cổ không hoàn toàn khỏe mạnh như người thường.
Yếu tố di truyền: Chuyên gia cho rằng nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh thì những thành viên trong gia đình có nguy cơ mắc thoái hoá cao hơn gia đình không có người bệnh.
Dấu hiệu của thoái hoá cột sống cổ
- Đau đầu: Các cơn đau ở phía sau đầu lan đến đỉnh đầu, trán hoặc thái dương. Hiếm gặp hơn là vùng phía sau mắt có thể đau hoặc khó chịu.
- Đau cổ: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Các cơn đau cổ có thể kéo dài từ gáy lan ra tai và cổ, đau lan đến đầu.
- Cứng cổ: Trời trở lạnh kết hợp với tư thế nằm không tốt vào ban đêm khiến người bệnh bị cứng cổ. Người bị cứng cổ rất khó khăn trong hoạt động, không thể xoay đầu sang trái hoặc phải mà phải xoay cả người.
Các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ
Thoái hoá cột sống cổ nếu để lâu không điều trị sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh sẽ nặng lên và kéo theo các bệnh liên quan khác làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Một số bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ phải kể đến như:
Rối loạn tiền đình
Thoái hoá cột sống cổ không chỉ làm tổn thương lỗ tiếp hợp, mà còn gây thiếu máu não và rối loạn tiền đình. Bệnh sẽ gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và dễ bị ngã, tai nạn.
Rối loạn tuần hoàn não
Thoái hóa cột sống cổ nếu để bệnh tiến triển sẽ tác động đến khả năng cung cấp máu lên não. Từ đó người bệnh rất dễ bị chóng mặt, ù tai, đau đầu, mờ mắt và sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như làm giảm tuổi thọ đáng kể.
Thoát vị đĩa đệm đốt cột sống
Thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ hay gặp nhất. Các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Người bệnh có khả năng bị rối loạn cảm giác và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều trị.
![Các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_lien_quan_den_thoai_hoa_cot_song_co_nen_biet_2_1221668216.jpg)
Hẹp ống sống
Thoái hoá lâu ngày sẽ khiến cột sống xuất hiện gai xương. Chính các gai này làm thu hẹp không gian tuỷ sống và gây chứng hẹp ống sống. Bệnh khiến cơ thể cảm thấy tê bì, yếu cơ ở các chi và cơ thể.
Tăng - giảm huyết áp bất thường
Bởi máu không lưu thông tốt khi bị thoái hoá cột sống. Nên người bệnh bị rối loạn huyết áp kèm theo. Có thể tăng hoặc giảm tuy nhiên đa phần sẽ bị tăng huyết áp. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở người lớn tuổi.
Bại liệt
Khi cơ thể bị thoái hoá cột sống cổ lâu ngày, cơ thể bị teo cơ dẫn đến bại liệt. Có thể bại liệt một hoặc cả hai cánh tay. Ngoài ra người bệnh có khả năng bị rối loạn cảm giác tứ chi và thần kinh thực vật do dây thần kinh bị chèn ép.
Điều trị thoái hoá cột sống cổ
Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ dùng thuốc điều trị thoái hoá cột sống cổ cho người mắc. Một số thuốc có thể dùng đến như:
- Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid: Thuốc này có khả năng làm thuyên giảm các cơn đau nhức của người bệnh. Tuy nhiên để được kê đơn thì phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và tiểu sự bệnh của người mắc.
- Thuốc giãn cơ: Thuốc như Cyclobenzaprine có thể được cân nhắc dùng để giảm sự co cơ từ đó giảm đau.
- Thuốc chống động kinh: Cùng tác dụng để giảm đau do các dây thần kinh bị tổn thương. Các thuốc như Gabapentin, Pregabalin hay được sử dụng.
Vật lý trị liệu
Một số bài tập giúp kéo dài và tăng cường cơ ở cổ và vai. Các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giảm đáng kể biểu hiện đau. Thông thường người mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống cổ sẽ có khả năng thuyên giảm bệnh khi kết hợp uống thuốc và vật lý trị liệu đều đặn.
![Các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_lien_quan_den_thoai_hoa_cot_song_co_nen_biet_3_e244324cac.jpg)
Phẫu thuật
Đây là phương pháp được bác sĩ chỉ định khi bệnh không thuyên giảm bởi hai cách điều trị trên. Phẫu thuật ngày nay đã tiên tiến và ít để lại biến chứng nhưng không thể đảm bảo hoàn toàn không có khả năng đó xảy ra. Một số phương pháp được áp dụng như:
- Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
- Phẫu thuật loại bỏ một phần của đốt sống.
- Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.
Sau phẫu thuật đòi hỏi bệnh nhân cần ăn uống phù hợp và vận động vừa phải để nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý để phòng ngừa bệnh thoái hoá cột sống cổ
- Không lao động gắng sức và hạn chế các tác động không tốt đến đốt sống cổ.
- Thường xuyên thay đổi tư thế và nghỉ giữa giờ với nhân viên văn phòng.
- Ngủ thường xuyên thay đổi tư thế, hạn chế chỉ nằm một hoặc hai tư thế gây vẹo cổ.
- Không vặn cổ đột ngột khi thấy mỏi.
- Không thực hiện cúi đầu, gập cổ quá lâu vì ham đọc sách hay xem ti vi.
- Đến khám bác sĩ khi thấy các dấu hiệu đau nhức và cử động khó khăn ở vùng cổ.
Các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống cổ gây hại đến sức khoẻ và khả năng lao động của người bệnh. Cần đặc biệt chú ý đến cơ thể để kịp thời phát hiện lúc bệnh mới tái phát từ đó điều trị kịp thời, tránh biến chứng về sau.
Xem thêm:
Phòng thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?
Hậu quả của thoái hóa cột sống cổ
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp