Bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam và những điều bạn nên biết
Bệnh đậu mùa khỉ gây ra bởi virus đậu khỉ, là một căn bệnh hiếm gặp và tương tự như bệnh đậu mùa. Căn bệnh này mới lây lan mạnh gần đây và nguyên nhân của nó vẫn đang được làm rõ. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về căn bệnh này và hiện trạng của bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam.
Dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ
![Bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam và những điều bạn nên biết1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_dau_mua_khi_o_viet_nam_va_nhung_dieu_ban_nen_biet_1_90d0f2b4c3.jpg)
Như đã đề cập ở phần trên, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang được theo dõi để làm rõ. Nguy cơ lây bệnh trước tiên được xác định là liên quan tới giọt bắn ở đường hô hấp. Bạn sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu như sinh hoạt chung hay sống chung, dùng đồ của bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ nhiều.
Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau: Sốt cao, đau hạch bạch huyết, đau cơ, bị phát ban,... Bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần và sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày thì các triệu chứng của đậu mùa khỉ sẽ được phát hiện.
Các ca bệnh được ghi nhận hầu hết có biểu hiện là sốt, ớn lạnh, đau đầu đi kèm với sưng hạch bạch huyết, người kiệt sức, suy nhược. Ngoài ra, người bệnh còn bị nổi ban, ban đầu là ở mặt rồi dần lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể, ngứa ngáy từ 1 - 3 ngày.
Mụn mủ nước do bệnh ban đầu sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sốt nốt có thể lên đến hàng nghìn. Bên trong nốt mụn có chứa dịch mủ. Điều trị đúng cách sẽ khiến chúng đóng vảy và tiêu biến dần trên da.
Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm thế nào
![Bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam và những điều bạn nên biết2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_dau_mua_khi_o_viet_nam_va_nhung_dieu_ban_nen_biet_2_fc77d3e994.jpg)
Bệnh đậu mùa khỉ dễ lây nhiễm không kém Covid 19 khi thông qua đường tiếp xúc gần hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Khi ở gần người nhiễm bệnh, bạn tránh sử dụng giường ngủ hay đồ cá nhân với người bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm. 3 con đường lây nhiễm chính của bệnh đậu mùa khỉ ta cần lưu ý:
- Lây nhiễm thông qua vết cắn của động vật đã nhiễm virus, vết xước.
- Người tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ.
- Người ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh.
Phải mất từ 5 - 21 ngày mới thấy rõ được triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ. Làn da lúc đó sẽ bắt đầu chịu tổn thương. Cùng với da thì các cơ quan như đường hô hấp, niêm mạc, mắt, miệng và mũi cũng sẽ chịu tổn thương.
Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ còn có 3 điểm bất thường làm tăng tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm của bệnh:
- Bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Bệnh nhân chưa đi đến các khu vực được xác nhận có số ca mắc cao.
- Bệnh lây lan trong một khoảng thời gian và âm thầm.
Hiện trạng bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam
![Bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam và những điều bạn nên biết3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_dau_mua_khi_o_viet_nam_va_nhung_dieu_ban_nen_biet_3_b6d9c68163.jpg)
Hiện nay, tại Việt Nam chưa ghi nhận có ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tuy nhiên, các quốc gia bên cạnh Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore đã ghi nhận có các ca mắc đậu mùa khỉ. Không những thế, đậu mùa khỉ còn đang tiếp tục lây lan không ngừng, bởi vậy nên bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập vào nước ta là rất lớn.
Ở nước ta, trong tháng 4 và 5 đã loại bỏ tờ khai ý tế đối với các khách quốc tế. Vì vậy, người dân ở các quốc gia có thể đi vào Việt Nam thuận lợi, trong đó sẽ có các quốc gia có trường hợp bị mắc đậu mùa khỉ. Bởi thế, người dân nên chủ động nâng cao cảnh giác và tuân thủ theo những cách phòng tránh bệnh theo chỉ đạo của bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả cộng đồng.
Phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ
![Bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam và những điều bạn nên biết4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_dau_mua_khi_o_viet_nam_va_nhung_dieu_ban_nen_biet_4_746d6a1a81.png)
Dưới đây sẽ là một số phương pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ theo chỉ dẫn của bộ y tế.
- Có biện pháp che, chắn giọt bắn của chính mình khi ho, hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay hoặc xà phòng. Không khạc nhổ bừa bãi tại nơi công cộng.
- Người có một số biểu hiện như sốt, phát ban, đau đầu, nổi hạch, đau cơ, đau lưng và suy nhược cơ thể, cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và theo dõi, điều trị kịp thời.
- Khi có dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ cần chủ động cách ly bản thân với những người xung quanh, không quan hệ tình dục.
- Tránh tiếp xúc với người và đồ đạc của người nhiễm bệnh.
- Khi đến các quốc gia có trường hợp nhiễm bệnh, cần tránh tiếp xúc với các loài động vật có vú.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng thực phẩm được nấu chín.
Trên đây là một số những thông tin về bệnh đậu mùa khỉ Hà An Pharmacy tổng hợp đến bạn. Hãy chủ động tìm hiểu, lưu ý các thông tin để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả những người xung quanh.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp