Thuốc Vastec 35 MR DHG điều trị đau thắt ngực ổn định (5 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc tim mạch huyết áp
Quy cách
Viên nén bao phim giải phóng có biến đổi - Hộp 5 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Trimetazidin dihydroclorid
Thương hiệu
Dhg - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-27571-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Vastec 35 MR được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, với thành phần chính trimetazidine dihydrochloride, là thuốc dùng để điều trị triệu chứng đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống, dùng cùng bữa ăn.
Liều dùng
Một viên Vastec 35 MR/lần x 2 lần/ngày,.
Cần đánh giá hiệu quả điều trị mỗi 3 tháng và phải ngưng trimetazidine nếu không có đáp ứng.
Các đối tượng đặc biệt
Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinine 30 – 60ml/phút)
Liều dùng khuyến cáo là 1 viên Vastec 35 MR dùng buổi sáng.
Bệnh nhân cao tuổi
Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidine cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác. Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi.
Trẻ em
Mức độ an toàn và hiệu quả của trimetazidine đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa được đánh giá. Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có thông tin.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Vastec 35 MR, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
-
Tim: Đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh.
-
Mạch: Hạ huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt.
Không rõ tần suất
-
Thần kinh: Triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi dừng thuốc, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ).
-
Tiêu hóa: Táo bón.
-
Da và mô dưới da: Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch.
-
Máu và hệ bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.
-
Gan mật: Viêm gan.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.