Aspartam là gì? Tác dụng, cách dùng và liều dùng
Aspartam được sử dụng trong các loại thực phẩm ăn kiêng và Aspartam thuộc nhóm thực phẩm chức năng. Không phải ai cũng biết Aspartam là gì và cách sử dụng Aspartam hợp lý. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi dùng để tránh các tác dụng không mong muốn.
Aspartam là gì?
Aspartam là một loại chất tạo ngọt nhân tạo không đường saccharide được sử dụng trong nhiều loại thức uống và thực phẩm. Aspartam có độ ngọt gấp 200 lần đường ăn thông thường nên người ta chỉ sử dụng một lượng nhỏ Aspartam trong thực phẩm. Vì vậy, lượng calo của Aspartam được sử dụng rất nhỏ không đáng kể.
Vị ngọt của Aspartam kéo dài lâu hơn so với đường ăn nên thường được trộn với các chất làm ngọt khác để cho ra vị ngọt giống đường. Bên cạnh đó, Aspartam có thể bị thủy phân trong nhiệt độ cao hoặc độ pH cao. Vì vậy, người ta ít khi dùng Aspartam trong bánh ngọt hoặc trong một số loại thực phẩm có độ pH cao.
Tác dụng của Aspartam
Aspartam thường được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng thay thế cho đường ăn thông thường. Những người ăn kiêng như người bị béo phì, người bị tiểu đường,... thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng Aspartam thay cho đường ăn.
Mặc dù đồ uống chứa Aspartam có lượng calo thấp hơn nhưng lại không giúp trẻ em và người lớn có thể giảm cân trong thời gian dài theo một kết luận của WHO vào tháng 05/2023. Do đó, người bị béo phì hoặc tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng Aspartam để thay thế cho đường ăn.
Vào ngày 13/07/2023, mặc dù Aspartam có thể gây ung thư nhưng WHO khuyến cáo rằng Aspartam vẫn an toàn nếu tiêu thụ theo đúng giới hạn khuyến nghị hằng ngày. Do đó, phần tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu hơn Aspartam là gì và cách sử dụng Aspartam phù hợp.
Cách dùng và liều dùng Aspartam
Theo Ủy ban chuyên gia hỗn hợp về phụ gia thực phẩm (JECFA) thuộc WHO, mỗi người không nêu tiêu thụ quá 40mg trên mỗi kilogam trọng lượng cơ thể. Điều này tương đương với một người nặng 70kg uống từ 9 đến 14 lon nước ngọt chứa Aspartam hàng ngày. Do đó, người tiêu thụ Aspartam thông thường không cần phải quá lo lắng về vấn đề sức khỏe khi sử dụng Aspartam.
Đối với trẻ em, việc tiêu thụ quá 3 lon nước ngọt chứa Aspartam mỗi ngày có thể vượt ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, trẻ em tiêu thụ thực phẩm chứa Aspartam từ sớm có thể gặp nhiều nguy cơ sức khỏe sau này.
Cách dùng Aspartam là gì? Aspartam thường được điều chế dưới dạng bột được dùng trong các loại đồ uống (như Diet Coke, Pepsi Zero Sugar...), kem và kẹo cao su được sử dụng dưới dạng uống trực tiếp. Để đảm bảo an toàn, những người ăn kiêng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêu thụ Aspartam phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Aspartam
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong khi sử dụng Aspartam bao gồm:
- Nhức đầu, triệu chứng tâm thần, co giật;
- Rối loạn tiêu hóa;
- Dị ứng và các dấu hiệu bất thường trên da.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên thì cần ngưng sử dụng Aspartam và báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Những lưu ý khi sử dụng Aspartam
Chống chỉ định
Những người sau đây được khuyến cáo chống chỉ định sử dụng Aspartam:
- Người dị ứng hoặc nhạy cảm với thành phần của Aspartam;
- Người mắc bệnh phenylceton niệu.
Thận trọng khi sử dụng
- Không nên sử dụng Aspartam trong môi trường ẩm hoặc nhiệt độ trên 120 độ C (trường hợp nấu nướng với nhiệt độ cao kéo dài).
- Có thể sử dụng Aspartam trong thực phẩm hấp cách thủy hoặc rắc vào sau khi nướng chín bánh.
- Aspartam không được sử dụng để thay thế thuốc chữa bệnh.
- Aspartam không ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt là đối tượng bị bệnh phenylceton niệu.
Aspartam có tốt không?
Aspartam vẫn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn khi sử dụng. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã tìm ra mối liên hệ giữa Aspartam và ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, ý kiến này vẫn còn đang vấp phải nhiều phản ứng trái chiều do kết luận dựa trên các bằng chứng còn hạn chế.
Cơ quan dinh dưỡng của WHO đã phân loại Aspartam là chất có thể gây ung thư nhưng nếu sử dụng trong ngưỡng an toàn thì vẫn không tổn hại đến sức khỏe. Trong khi đó, các chuyên gia từ FDA không lo ngại về vấn đề này nếu Aspartam được sử dụng trong điều kiện đã được phê duyệt.
Bài viết trên đã làm rõ Aspartam là gì, tác dụng, cách dùng và liều dùng được khuyến cáo. Nhà Thuốc Hà An hy vọng các thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về Aspartam và các thông tin sức khỏe khi sử dụng Aspartam.