Dung dịch LeoPovidone 10% điều trị các vết thương và ngăn ngừa nhiễm khuẩn (15ml)
Danh mục
Thuốc sát khuẩn
Quy cách
Dung dịch dùng ngoài - Chai
Thành phần
Povidone-iodine
Thương hiệu
LEO - LEOPARD MEDICAL
Xuất xứ
Thái Lan
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VN-20463-17
16.000 ₫/Chai
(giá tham khảo)Thuốc LeoPovidone có chứa Povidon iodin 10 % do công ty Leopard Medical Brand Co.,Ltd sản xuất có tác dụng điều trị các vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng đối với các vi khuẩn nhạy cảm, LeoPovidone có thể được dùng cho các vết bỏng, vết trầy xước.
Cách dùng
Sau khi làm sạch vết thương, bôi LeoPovidone lên khu vực bị nhiễm trùng. Được khuyến cáo làm sạch các cặn bã trước khi bôi lại bằng các dung dịch sát khuẩn. LeoPovidone hầu như không nhộm màu và không gây kích ứng. Chỉ dùng ngoài da.
Liều dùng
Người lớn: Bôi ngày 2 lần và nếu cần.
Liều trẻ em và người cao tuổi dùng như liều người lớn.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Lượng iod quá thừa sẽ gây bướu giáp, nhược giáp. Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng hoặc bỏng sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn như vi kim loại, tăng tiết nước bọt; đau rát họng và miệng, mắt bị kích ứng, sưng, đau dạ dày, tiêu chảy. Trong trường hợp uống nhầm một lượng lớn povidon - iod, phải điều trị triệu chứng và hỗ trợ, chú ý đặc biệt đến cân bằng điện giải, chức năng thận và tuyến giáp.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc LeoPovidone bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
- Tuyến giáp: Có thể gây giảm năng giáp.
- Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
- Thần kinh: Co giật (ở những người bệnh điều trị kéo dài).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Dị ứng, như viêm da do iod, viêm tuyến nước bọt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.