Sốt xuất huyết có tập thể dục được không?

Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi “Sốt xuất huyết có tập thể dục được không?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về sốt xuất huyết giúp bạn giải đáp thắc của mình.

Tổng quan về sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn Aedes aegypti. Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae, với bốn tuýp huyết thanh khác nhau là DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4 có khả năng gây bệnh cho người. Do đó, người mắc bệnh có thể nhiễm nhiều lần trong đời với các tuýp khác nhau. 

Virus Dengue được truyền từ người sang người qua vết đốt của muỗi cái đã bị nhiễm bệnh. Sau khi hút máu từ người nhiễm virus, muỗi trở thành vật chủ trung gian truyền bệnh.

goc-giai-dap-sot-xuat-huyet-co-tap-the-duc-duoc-khong 1
Sốt xuất huyết là gì?

Triệu chứng

Sốt xuất huyết Dengue biểu hiện qua nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ thể nhẹ đến thể nặng, thậm chí sốc và tử vong. Bệnh có thể được chia làm ba giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt: Bệnh nhân thường bị sốt cao đột ngột, kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau đầu, đau cơ, buồn nôn và phát ban.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Xảy ra sau khoảng 3 - 7 ngày kể từ khi bắt đầu sốt với các dấu hiệu cảnh báo như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc tình trạng thoát dịch gây sốc.
  • Giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân dần hồi phục, các triệu chứng giảm dần và cơ thể trở lại bình thường.

Nhận diện sớm và điều trị kịp thời trong các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết là điều cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

goc-giai-dap-sot-xuat-huyet-co-tap-the-duc-duoc-khong (1).jpg
Sốt cao đột ngột là một trong những triệu chứng của sốt xuất huyết

Biến chứng

Sốt xuất huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến:

  • Giảm tiểu cầu: Bệnh nhân thường bị giảm số lượng tiểu cầu, dẫn đến nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng, đặc biệt là xuất huyết não hoặc nội tạng, nếu không được điều trị kịp thời.
  • Cô đặc máu và rối loạn đông máu: Biến chứng này liên quan đến sự cô đặc máu, giảm lượng tiểu cầu gây tăng nguy cơ xuất huyết và tụt huyết áp. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn đến sốc hoặc suy đa cơ quan.
  • Tụt huyết áp: Sốt xuất huyết có thể gây hạ huyết áp đột ngột, kèm theo các triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ xuất huyết não, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy tim và suy thận: Bệnh có thể dẫn đến rối loạn chức năng tim mạch do xuất huyết và mất nước. Thận cũng có thể bị tổn thương do hoạt động quá mức dẫn đến suy thận cấp.
  • Sốc do mất máu: Biến chứng này xảy ra khi huyết tương thoát ra khỏi mạch máu, dẫn đến tình trạng cô đặc máu và mất máu nhiều, gây suy nhược và đe dọa tính mạng.
  • Xuất huyết não: Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng xuất huyết não do rối loạn đông máu, thường gặp ở những ca bệnh nặng, gây tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Tràn dịch màng phổi và phù phổi cấp: Khi tình trạng thẩm thấu mạch tăng, dịch có thể tích tụ trong phổi và màng phổi, dẫn đến khó thở, suy hô hấp.
  • Hôn mê: Trong trường hợp nặng, dịch huyết tương có thể gây phù não, làm xuất hiện các triệu chứng thần kinh dẫn đến hôn mê.
  • Biến chứng thai kỳ: Sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có thể gây nguy cơ sinh non, sảy thai, suy thai, làm tổn thương gan, thận và tăng nguy cơ chảy máu kéo dài.
  • Biến chứng mắt: Xuất huyết trong võng mạc hoặc dịch kính có thể làm tổn thương thị lực, thậm chí gây mù lòa nếu không điều trị đúng cách.
goc-giai-dap-sot-xuat-huyet-co-tap-the-duc-duoc-khong (3).jpg
Sốt xuất huyết có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện khi bệnh diễn tiến nặng, đặc biệt trong giai đoạn nguy hiểm. Các biến chứng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Những điều không nên làm khi bị sốt xuất huyết

Dưới đây là những điều không nên làm khi bị sốt xuất huyết nhằm tránh các biến chứng và đảm bảo quá trình hồi phục:

  • Không tự ý sử dụng thuốc: Việc dùng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả thuốc giảm đau như Paracetamol cũng phải dùng đúng liều lượng. Tránh các thuốc như Aspirin và Ibuprofen vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Kháng sinh chỉ nên dùng khi có nhiễm trùng kèm theo vì chúng không tác động đến virus Dengue và có thể gây hại cho gan, thận.
  • Không bỏ bê việc theo dõi sức khỏe: Bệnh nhân có thể thấy đỡ hơn sau giai đoạn sốt 3 - 7 ngày nhưng đó cũng là lúc nguy cơ biến chứng cao nhất, đặc biệt là giảm tiểu cầu và xuất huyết. Việc theo dõi kỹ lưỡng trong giai đoạn nguy hiểm là rất cần thiết để xử lý kịp thời các biến chứng.
  • Tránh thực phẩm không lành mạnh: Người bệnh nên ăn chế độ giàu vitamin, khoáng chất. Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và đồ uống chứa cồn vì chúng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng.
  • Không dùng chất kích thích: Tránh hoàn toàn rượu, bia và các chất kích thích vì chúng có thể tăng độc tính trên gan, giảm khả năng bù nước. Ngoài ra, rượu bia làm tăng huyết áp và nhiệt độ cơ thể, gây bất lợi cho quá trình phục hồi.
  • Tránh vận động thể chất quá mức: Cơ thể cần năng lượng để chống lại bệnh nên vận động mạnh có thể gây kiệt sức, tăng nguy cơ xuất huyết. Nghỉ ngơi nhiều và chỉ thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.
  • Tránh tiếp xúc với muỗi: Cần sử dụng các biện pháp phòng chống như màn chống muỗi và thuốc đuổi muỗi để giảm nguy cơ lây lan.

Những khuyến cáo này sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu biến chứng và cải thiện hiệu quả điều trị sốt xuất huyết. Tuân thủ các nguyên tắc trên giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, an toàn.

Sốt xuất huyết có tập thể dục được không?

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng để chống lại virus, đồng thời tình trạng sốt cao, xuất huyết có thể dẫn đến mất nước, suy giảm thể lực và đau nhức cơ bắp. Việc tập thể dục trong giai đoạn này không chỉ làm tăng mức độ mệt mỏi mà còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Do đó, người bệnh nên tập trung vào việc nghỉ ngơi, đảm bảo đủ giấc ngủ và uống nhiều nước để bù lại lượng dịch và điện giải bị mất trong quá trình sốt.

goc-giai-dap-sot-xuat-huyet-co-tap-the-duc-duoc-khong (4).jpg
Sốt xuất huyết có tập thể dục được không?

Với những thông tin trên, câu trả cho câu hỏi “Sốt xuất huyết có tập thể dục được không?” là không nên. Chỉ khi các triệu chứng đã thuyên giảm và sau khi được bác sĩ kiểm tra, người bệnh mới có thể bắt đầu trở lại với các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để giúp cơ thể dần thích nghi, tránh tình trạng suy nhược. Tuy nhiên, việc tập luyện cần được thực hiện từ từ và tăng dần cường độ, dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi: “Sốt xuất huyết có tập thể dục được không?”. Nhìn chung, việc tập thể dục trong giai đoạn nhiễm bệnh cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân và khuyến cáo từ các chuyên gia y tế. Bệnh nhân nên tuân thủ các hướng dẫn y khoa và đảm bảo sự an toàn cho bản thân trong suốt thời gian điều trị. 

Xem thêm: Tư thế yoga trị rối loạn kinh nguyệt sau sốt xuất huyết



Chat with Zalo