Ăn cơm rượu thường xuyên có tốt không? Cách làm cơm rượu ngon đạt chuẩn
Vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, cơm rượu từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của người dân Việt Nam nhờ vào các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Nếu biết cách chế biến và thưởng thức, cơm rượu còn giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể như các bệnh về tim mạch, xương khớp, tiểu đường, huyết áp, bên cạnh đó còn là nguồn thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ làm đẹp da, giảm cân hiệu quả, vậy với nhiều lợi ích như thế thì ăn cơm rượu thường xuyên có tốt không, tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nha.
Hàm lượng dinh dưỡng cao có trong cơm rượu
Cơm rượu được biết đến là món ăn dinh dưỡng được lên men từ cơm nếp, trải qua quá trình chế biến bằng cách nấu gạo nếp chín, để nguội và ủ với men rượu để trong tủ lạnh hoặc bên ngoài từ 3 - 4 ngày cho đến khi cơm rượu có vị cay nồng, ngọt, thơm mùi đặc trưng của men rượu và hơi ướt do nước từ cơm tiết ra.
Cơm rượu là nguồn thực phẩm có lợi, giàu hàm lượng dinh dưỡng nhờ vào một số thành phần nổi bật có sẵn trong cơm rượu như sau:
Tinh bột
Tinh bột là nguồn năng lượng thiết yếu của cơ thể, được phân hủy từ thức ăn thành glucose cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của não và cơ bắp. Là nguồn thực phẩm dinh dưỡng bổ sung các loại vitamin, khoáng chất như vitamin B, sắt, canxi, chất xơ,… Giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, phòng ngừa đột quỵ, tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường.
Vitamin E
Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, rất tốt đối với cơ thể, đặc biệt là không thể thiếu trong việc làm đẹp của phụ nữ khi có khả năng ngăn ngừa vết nhăn xuất hiện, mang lại vẻ ngoài tươi trẻ, lán mịn. Thường có nhiều trong các sản phẩm về tóc và làm đẹp da.
Vitamin B
Vitamin B gồm 6 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, thuộc nhóm tan trong nước, đảm nhiệm vai trò liên quan đến quá trình trao đổi chất, chức năng và sự phát triển của hệ thần kinh. Được xem là nguyên liệu cần thiết cho quá trình chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ cơ thể hấp thụ năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch.
Canxi
Chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và cấu tạo nên xương và răng là canxi và phospho, tăng cường xương và răng chắc khỏe, tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh, các hoạt động của tim và chuyển hóa của tế bào và đông máu.
Sắt
Sắt là thành phần có tác dụng sản xuất, tổng hợp và vận chuyển oxy nuôi sống các tế bào trong cơ thể và loại đi các gốc oxy có hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, luôn phải được đảm bảo cung cấp đủ sắt để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn vì sắt còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của bé, là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch và một số men quan trọng.
Ăn cơm rượu thường xuyên có tốt không?
Cơm rượu là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và tim mạch, do đó mọi người thường nghĩ ăn nhiều sẽ tốt, vậy sự thật ăn cơm rượu thường xuyên có tốt cho cơ thể không?
Tuy cơm rượu là món ăn chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng nhưng cái gì lạm dụng nhiều cũng sẽ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn dù cho thực phẩm có lợi đến đâu thì mọi người cũng nên có tần suất ăn phù hợp, không nên quá nhiều sẽ làm phản tác dụng. Nếu có nhu cầu ăn cơm rượu nhiều hơn bình thường thì bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp tốt nhất nhé.
Cách làm cơm rượu ngon đạt chuẩn miền Nam
Giai đoạn chuẩn bị
- ½ kg gạo nếp.
- 6 viên men ngọt.
- 1 chén nước muối pha loãng.
- Lá chuối dùng gói cơm rượu.
Giai đoạn thực hiện
- Ngâm nếp vài tiếng rồi vo sạch như gạo, nấu bằng nồi cơm điện hoặc hấp chín.
- Sau khi cơm chín, cho cơm trải đều ra cái mâm để nguội nhanh hơn.
- Sau khi cơm nguội hoàn toàn, sẽ đem đi giã nhuyễn men rồi rải đều lên mặt cơm.
- Cho tay vào chén nước muối trước khi nắm cơm vo tròn thành viên để tránh bị dính, sau đó xé một góc lá chuối gói cơm lại cho chặt tay.
- Làm tương tự các bước trên cho đến khi hết cơm, xếp một lớp lá dưới đáy hũ hoặc nồi đựng, sau đó lần lượt xếp cơm vào và cuối cùng phủ thêm một lớp lá bên trên trước khi đậy nắp.
- Đậy nắp lại, cho vào một lớp nylon bên ngoài cột chặt ủ từ 3 - 4 ngày, cơm sẽ lên men.
- Sau khoảng thời gian trên, nếu thấy cơm rượu mềm, có một ít nước dưới đáy, có mùi thơm nồng, vị chua chọt, cay là dùng được. Nếu thấy cơm còn cứng thì ủ thêm 1 - 2 ngày.
- Cuối cùng là tách riêng phần cơm rượu và nước, bảo quản trong tủ lạnh để hạn chế quá trình lên men để cơm rượu có vị ngọt vừa đủ, không bị cay nhiều.
Lưu ý: Cơm nếp không được quá khô hoặc quá nhão sẽ làm giảm chất lượng của cơm rượu, cần dựa vào các loại nếp mới, cũ để điều chỉnh lượng nước nấu cho phù hợp.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi ăn cơm rượu thường xuyên có tốt không, qua đó mọi người sẽ biết được câu trả lời và tự cân nhắc tần suất ăn phù hợp với bản thân mình. Tuy cơm rượu mang lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt hơn hết bạn nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi để cơm rượu thành món ăn chính, thường xuyên thay vì chỉ ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp