Viên nang cứng Ospexin 250mg Imexpharm điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn (100 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Viên nang cứng - Hộp 100 vỉ x 10 viên
Thành phần
Cephalexin
Thương hiệu
Imexpharm - IMEXPHARM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-16025-11
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Ospexin 250 mg là sản phẩm thuốc của công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm với thành phần hoạt chất là cephalexin - kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 1 được chỉ định trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn.
Cách dùng
Uống cả viên với nước lọc. Nên uống lúc đói, tốt nhất khoảng 1 giờ trước khi ăn.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi
Liều thường dùng: 250 mg cách 6 giờ/lần (tương ứng 1 viên mỗi 6 giờ) hoặc 500 mg cách 12 giờ/lần (tương ứng 2 viên mỗi 12 giờ) trong 7 - 14 ngày, tuỳ thuộc vào loại nhiễm khuẩn vào mức độ nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Liều 250 mg cách 6 giờ/lần (tương ứng 1 viên mỗi 6 giờ) cho các nhiễm khuẩn từ nhẹ tới trung bình.
Viêm họng và viêm amiđan: Liều 500 mg cách 12 giờ/lần (tương ứng 2 viên mỗi 12 giờ), dùng thuốc ít nhất 10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhẹ và không có biến chứng: Liều 250 mg cách 6 giờ/lần (tương ứng 1 viên mỗi 6 giờ) hoặc 500 mg cách 12 giờ/lần (tương ứng 2 viên mỗi 12 giờ). Điều trị viêm bàng quang không biến chứng thường dùng 500 mg cách 12 giờ/lần (tương ứng 2 viên mỗi 12 giờ).
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Liều 250 mg cách 6 giờ/lần (tương ứng 1 viên mỗi 6 giờ) hoặc 500 mg cách 12 giờ/lần (tương ứng 2 viên mỗi 12 giờ).
Nhiễm khuẩn xương khớp: Liều 250 mg cách 6 giờ/lần (tương ứng 1 viên mỗi 6 giờ) cho các nhiễm khuẩn từ nhẹ tới trung bình.
Liều dùng có thể lên đến 4 g/ngày đối với nhiễm khuẩn nặng hoặc do nhiễm vi khuẩn ít chịu tác động của thuốc.
Trẻ em từ 5 - 15 tuổi
Liều thường dùng: 250 mg mỗi 8 giờ (tương ứng 1 viên mỗi 8 giờ).
Các nhiễm khuẩn nặng: 500 mg mỗi 8 giờ (tương ứng 2 viên mỗi 8 giờ).
Lưu ý: Dạng bào chế của Ospexin 250 mg là viên nang cứng, chỉ thích hợp cho trẻ có khả năng nuốt nguyên viên thuốc.
Bệnh nhân suy thận: Nếu người bệnh có các vấn đề về thận, liều dùng của thuốc có thể thay đổi. Bác sĩ sẽ quyết định liều thuốc thích hợp dựa vào độ thanh thải creatinin của thận hoặc đổi sang một thuốc khác.
Không cần giảm liều đối với người bệnh có độ thanh thải creatinin > 40 ml/phút.
Nếu độ thanh thải creatinin < 40 ml/phút, liều đầu tiên bằng liều thông thường, sau đó điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Những dấu hiệu và triệu chứng khi dùng thuốc quá liều: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng vùng thượng vị, tiểu ra máu. Đôi khi, có thể gây quá mẫn thần kinh cơ và cơn động kinh, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận.
Xử trí: Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ khi dùng thuốc quá liều khuyến cáo để được hướng dẫn và cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân có thể đem theo tờ hướng dẫn sử dụng Ospexin 250 mg đi cùng để bác sĩ thuận tiện xem xét.
Bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp xử trí tuỳ thuộc vào mức độ quá liều cephalexin, biểu hiện và mức độ nặng của các triệu chứng:
- Người bệnh sẽ được bảo vệ đường hô hấp, hỗ trợ thông khí và truyền dịch.
- Bệnh nhân có thể không cần phải rửa dạ dày, trừ khi đã uống cephalexin gấp 5 - 10 liều bình thường.
- Lọc máu có thể giúp đào thải thuốc khỏi máu, nhưng thường không cần.
- Người bệnh có thể được cho uống than hoạt nhiều lần để thay thế hoặc thêm vào việc rửa dạ dày. Đường hô hấp của người bệnh cần được bảo vệ lúc đang rửa dạ dày hoặc đang dùng than hoạt.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Ospexin 250 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Tiêu hoá: Tiêu chảy, buồn nôn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
-
Da: Nổi ban, mày đay, ngứa.
-
Gan: Tăng transaminase gan có hồi phục.
-
Hệ thần kinh trung ương: Lo âu, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi, ảo giác, đau đầu.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
-
Toàn thân: Phản ứng phản vệ.
-
Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết.
-
Tiêu hoá: Rối loạn tiêu hoá, đau bụng, viêm đại tràng màng giả.
-
Da: hội chứng Stevens - Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), phù Quincke.
-
Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật, tăng ALT, tăng AST.
-
Tiết niệu - sinh dục: Ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, viêm thận kẽ có hồi phục.
-
Khác: Phản ứng dị ứng khác, sốc phản vệ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.