
Thuốc Meyerator 40 Meyer - BPC điều trị bệnh lý rối loạn lipid máu (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc trị mỡ máu
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thành phần
Atorvastatin
Thương hiệu
MEYER-BPC - CÔNG TY LIÊN DOANH MEYER- BPC
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-21471-14
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Meyerator 10 là sản phẩm của Công ty Liên doanh Meyer - BPC, có thành phần chính là atorvastatin. Thuốc được dùng để điều trị bệnh lý rối loạn lipid máu khi chế độ ăn và các phương pháp không dùng thuốc khác không đáp ứng.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng
Cần có chế độ ăn kiêng hợp lý trước khi tiến hành điều trị với atorvastatin. Bắt đầu điều trị với liều thấp nhất mà thuốc có tác dụng. Sau đó nếu cần thiết, có thể điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bằng cách tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 04 tuần. Đồng thời phải theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, đặc biệt là các phản ứng có hại đối với hệ cơ.
Tăng cholesterol máu (có tính gia đình dị hợp tử và không có tính gia đình) và rối loạn chuyển hóa lipid máu hỗn hợp
Liều khởi đầu là 10 mg hoặc 20 mg một lần mỗi ngày.
Liều điều trị của atorvastatin là 10 - 80 mg một lần mỗi ngày.
Tăng cholesterol máu có tính chất gia đình đồng hợp tử
Liều điều trị: 10 - 80 mg mỗi ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Không có điều trị đặc hiệu nào khi dùng storvastatin quá liều. Khi có quá liều, tiến hành điều trị triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ cần thiết.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hoá: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn.
Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy giảm nhận thức (như mất trí nhớ, lú lẫn).
Cơ xương khớp: Đau cơ, đau khớp.
Chuyển hoá: Các kết quả thử nghiệm chức năng gan tăng hơn 3 lần giới hạn trên của bình thường, tăng đường huyết, tăng HbA1c.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Cơ xương khớp: Bệnh cơ kết hợp yếu cơ và tăng hàm lượng creatin phosphokinase huyết tương.
Da và mô dưới da: Ban da.
Hô hấp, ngực và trung thất: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, ho.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Cơ xương khớp: Viêm cơ, tiêu cơ vân, dẫn đến suy thận cấp thứ phát do myoglobin niệu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan











Tin tức









![[Giải đáp] Rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_roi_loan_kinh_nguyet_bao_lau_thi_khoi_Zjoi_V_1656471089_1004910026.jpg)

