Digoxin
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Digoxin
Loại thuốc
Glycosid trợ tim. Thuốc chống loạn nhịp.
Dạng thuốc và hàm lượng
- Nang chứa dịch lỏng: 50 microgam, 100 microgam, 200 microgam.
- Cồn ngọt: 50 microgam/ml (60 ml).
- Viên nén: 125 microgam, 250 microgam, 500 microgam.
- Thuốc tiêm: 100 microgam/ml (1 ml), 250 microgam/ml (2 ml).
Dược động học:
Hấp thu
Sau khi uống 1 viên nén hoặc cồn ngọt, khoảng 60 - 85% liều được hấp thu. Viên nang hấp thu khoảng 90 - 100%. Hấp thu chủ yếu ở ruột non. Thức ăn làm chậm tốc độ hấp thu nhưng không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu.
Phân bố
Khoảng 20 - 30% Digoxin trong máu gắn vào protein huyết tương. Ở người suy thận nặng, thể tích phân bố Digoxin nhỏ hơn so với người bình thường.
Digoxin được phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể, nồng độ cao nhất thấy ở tim, thận, ruột, dạ dày, gan, cơ xương. Nồng độ thấp nhất ở huyết tương và não.
Chuyển hóa
Một lượng nhỏ Digoxin được chuyển hóa, nhưng mức độ chuyển hóa thay đổi. Một số chuyển hóa được coi là ở gan, nhưng Digoxin rõ ràng được chuyển hóa do vi khuẩn ở trong lòng đại tràng sau khi uống và có khả năng đào thải qua mật sau khi tiêm tĩnh mạch.
Thải trừ
Thời gian bán thải ở người có chức năng thận bình thường: 34 - 44 giờ, kéo dài ở người suy thận 4,5 ngày hoặc lâu hơn. Kéo dài ở người giảm năng giáp và giảm ở người tăng năng giáp, không thay đổi ở người có lỗ dò mật.
Dược lực học:
Digoxin là một glycosid trợ tim thu từ lá Digitalis lanata.
Tác dụng chính của Digoxin là làm tăng lực co bóp cơ tim (tác dụng co cơ tim dương tính) và làm tăng lưu lượng tim. Tăng tính co bóp cơ tim là do Digoxin ức chế bơm Na+/K+ ATPase ở màng cơ tim làm cho sự trao đổi natri trong tế bào với kali ngoài tế bào nhằm cân bằng ion bị ức chế.
Digoxin làm giảm tính dẫn truyền của tim, đặc biệt là dẫn truyền qua nút nhĩ thất.
Digoxin cũng có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn mạch máu và có tác dụng gián tiếp trên hệ thần kinh tự chủ, và đặc biệt gây tăng hoạt tính thần kinh đối giao cảm. Giảm hoạt tính thần kinh giao cảm. Tăng tính kích thích sợi cơ tim ở liều cao trên liều điều trị do rút ngắn thời gian trơ, tăng tính tự động tế bào.
Xem thêm
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Ngải đắng.
Tên khác: Ngải áp xanh, Ngải tây.
Tên khoa học: Artemisia absinthium, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây Ngải đắng (Wormwood) này là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 60 đến 150cm. Ở gốc, thân cây có một lớp gỗ nhẹ và trên mặt cây có lông mịn màu xám trắng hoặc lông mềm được nén chặt. Cây có từ 1 đến 3 thân chính.
Các lá ở gần gốc có cuống dài từ 6 đến 12cm. Lá có hình dạng hình elip hoặc hình trứng, có 2 hoặc 3 cặp lá phụ xẻ tới gần gân giữa. Lá phụ có 4 hoặc 5 cặp thùy, thùy có lông mịn. Các tiểu thùy có hình dạng hình mác, hình elip hoặc hình thẳng, đầu lá thùy có đỉnh nhọn. Các lá ở phần thân cây giữa có cuống dài từ 2 đến 6cm, lá có hình dạng hình trứng hoặc hình elip, có 2 cặp lá phụ xẻ tới gần gân giữa. Các tiểu thùy có hình dạng thẳng, hình mác. Các lá trên cùng có kích thước từ 2 đến 6cm, có 5 thùy hoặc lá phụ xẻ tới gần gân giữa, các lá bắc có hình dạng lá có 3 thùy hoặc nguyên, thùy có hình dạng hình mác hoặc thẳng.
Cụm hoa thường là chùy hoa hình nón rộng, các nhánh cấp 1 thẳng, mọc thẳng lên hoặc tỏa rộng, có thể lệch ít hay nhiều và dài tới 30cm, các nhánh cấp 2 có chiều dài tới 12cm. Cụm hoa hình đầu có cuống ngắn. Tổng bao hoa có 3 đến 4 hàng, hình cầu hoặc hình gần cầu, có đường kính từ 2,5 đến 3,5mm. Các lá bắc ở hàng ngoài cùng thẳng, dài khoảng 3mm, màu xanh lục, có lông mịn áp lên mặt hoa, các lá bắc trong có hình dạng hình trứng hoặc hình trứng rộng hay hình tròn, có kích thước 1,25 đến 2,5mm, chủ yếu ở dạng khô. Đế hoa có hình dạng bán cầu hoặc phẳng, ít hoặc nhiều lông mịn màu trắng. Hoa có nhiều cánh hoa, màu vàng. Hoa cái ở hàng ngoài có khoảng 15 đến 25 cánh hoa, có nguồn gốc từ hoa cái. Tràng hoa màu vàng, có 2 răng lệch, dài khoảng 1,25mm, các nhánh vòi nhụy nằm ngang, thò ra. Quả có dạng quả bế với 2 lá noãn, hình trụ dẹt dài, có chiều dài từ 0,8 đến 1mm, có hoặc không có vành miện hoa ở đỉnh. Cây ra hoa và tạo quả thường vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 hằng năm.

Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Ngải đắng có phạm vi phân bố trên toàn cầu, bao gồm châu Âu lục địa, Bắc Phi và châu Á (từ Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Nam Á tới Tây Siberia, Trung Á và Tây Himalaya). Nó cũng đã được du nhập và trồng ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới như Anh, châu Mỹ, Eritrea, Ethiopia, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Á, Đông Nam Á và Australia.
Ở Việt Nam, cây này đã được du nhập và trồng tại các khu vực như Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo. Cây thường sinh sống trên sườn đồi, thảo nguyên, bụi rậm và bìa rừng, thường mọc ở những vùng có độ ẩm cao, đặc biệt thích hợp ở độ cao từ 1.100 đến 1.500m.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của cây Ngải đắng (Wormwood) là lá và phần cây trên mặt đất.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Sitagliptin
Loại thuốc
Thuốc ức chế Dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4), thuốc điều trị đái tháo đường
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén bao phim: 25 mg, 50 mg, 100 mg.
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Magnesium hydroxide (Magnesi hydroxyd)
Loại thuốc
Kháng acid; nhuận tràng.
Dạng thuốc và hàm lượng
Hỗn dịch: 40 mg/ml, 800 mg/ml, 1,2 g/ml.
Viên nén: 300 mg, 600 mg.
Sản phẩm liên quan










