Xét nghiệm hạ đường huyết hay tiểu đường đều đáng lo ngại
Đường huyết là một chỉ số năng lượng quan trọng đối với cơ thể, dù tăng hay giảm đường huyết cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Xét nghiệm hạ đường huyết hay tiểu đường thì cũng đều là bệnh nguy hiểm mà bạn cần hết sức lưu ý.
Đường huyết là gì?
Đường huyết là một thuật ngữ dùng chỉ lượng đường (glucose) trong máu. Đây vốn là một trong những nguồn năng lượng chính và cực kỳ quan trọng của cơ thể. Việc cung cấp đủ đường rất cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ của con người.
Bình thường lượng đường trong máu sẽ ở vào khoảng 4 - 5.9 mmol/l (70-107 mg/dl) và <7.8 mmol/l (140 mg/dl) sau khi ăn khoảng 2 giờ. Khi đường huyết trong cơ thể tăng hay giảm đều gây hại đến sức khỏe.
Đường huyết tăng sẽ gây ra tổn thương ở các cơ quan như tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt, thận...Hạ đường huyết có thể làm tổn thương đến não và các dây thần kinh.
![xét nghiệm hạ đường huyết 01](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_ha_duong_huyet_01_ffdc2192d6.jpg)
Đường huyết tăng
Là tình trạng có quá nhiều glucose trong máu hơn mức bình thường. Một số dấu hiệu nhận biết khi đường huyết tăng bạn có thể chú ý như: đi tiểu thường xuyên, khô miệng, khát nước, sụt cân, da khô, ngứa, sốt cao, buồn ngủ, nhìn mờ, ảo giác, khó thở, buồn nôn.
Đường huyết giảm
Đường huyết giảm hay còn gọi là hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm thấp hơn bình thường. Nguyên nhân có thể do dùng quá nhiều insulin, bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn, làm việc lao lực quá nhiều, uống rượu lúc đói...
Khi hạ đường huyết, người bệnh sẽ có một số biểu hiện: cồn cào, xót ruột, đau bụng, người mệt mỏi, tim đập nhanh, run rẩy, vã mồ hôi...
Để biết chính xác về tình trạng đường huyết, bạn cần thực hiện xét nghiệm hạ đường huyết để có chỉ số đường cụ thể và chẩn đoán từ bác sĩ.
Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm hạ đường huyết là loại xét nghiệm máu cung cấp các chỉ số về lượng đường hiện có trong máu. Việc xác định chỉ số đường glucose trong máu giúp biết được tình trạng đường huyết đang tăng, giảm hay ở mức bình thường.
Cách xét nghiệm đường huyết
Bạn sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm hạ đường huyết, chỉ cần một giọt máu từ tĩnh mạch hay ở đầu ngón tay đã đủ để thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra cũng có thể lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm đường huyết.
Trường hợp không đòi hỏi độ chính xác quá cao, bạn cũng có thể tự kiểm tra đường huyết ở nhà bằng máy theo dõi đường huyết.
![xét nghiệm hạ đường huyết 02](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_ha_duong_huyet_02_a532ea5046.jpg)
Yêu cầu trước khi xét nghiệm đường huyết
Với xét nghiệm đường huyết tầm soát, bệnh nhân cần phải nhịn ăn và không uống thuốc ít nhất trong 8 giờ. Trường hợp xét nghiệm dung nạp glucose, người bệnh bắt buộc phải nhịn đói ở lần xét nghiệm đầu tiên và uống một cốc nước có lượng đường nhất định sau đó.
Các loại xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Xét nghiệm hạ đường huyết lúc đói là xét nghiệm phổ biến nhất trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Xét nghiệm có thể được các bác sĩ thực hiện tại bệnh viện hoặc do bệnh nhân tự theo dõi ở nhà bằng máy đo đường huyết. Kết quả xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng bệnh hiện tại cũng như kết quả điều trị của bệnh nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định về kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói như sau:
-
Bình thường: 6.0 mmol/l và thấp hơn (dưới 110 mg/dl).
-
Rối loạn đường huyết đói: giữa 6.1–6.9 mmol/L (giữa 110 mg/dl và 125 mg/dl).
-
Bệnh tiểu đường: 7.0 mmol/l trở lên (126 mg/dl trở lên).
![xét nghiệm hạ đường huyết 03](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_ha_duong_huyet_03_fccc0f9dd2.jpg)
Xét nghiệm đường huyết sau 2 giờ ăn
Glucose trong máu thường sẽ bắt đầu tăng sau khi ăn khoảng 10 phút. Ở người bình thường glucose trong máu sẽ đạt đỉnh sau 1 giờ và sau 2-3 giờ sẽ trở về mức bình thường.
Tiêu chuẩn kết quả xét nghiệm đường huyết sau 2 giờ ăn như sau:
-
Bình thường: < 140mg/dL
-
Rối loạn dung nạp glucose: 140-199mg/dL
-
Bệnh tiểu đường: > 200mg/dL
Phan Ngọc Ánh