Biện pháp xử lý tình trạng răng trẻ bị nhiễm fluor và cách phòng ngừa
Nhiễm trùng fluor ở răng không phải là loại bệnh và cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Trường hợp này, chỉ có nha sĩ mới nhận ra dấu hiệu của răng trẻ bị nhiễm fluor khi khám. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên giúp bé ngăn chặn tình trạng này để bảo vệ răng con một cách tốt nhất. Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp thông tin về biện pháp xử lý răng khi răng trẻ bị nhiễm fluor và cách phòng ngừa như thế nào.
Nguyên nhân răng trẻ bị nhiễm fluor
Trong thức ăn và nước uống hằng ngày của trẻ có chứa lượng fluor nhất định. Nếu không để ý, cha mẹ thường xuyên cho con tiếp xúc với một hàm lượng cao fluor sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm fluor ở răng, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng của trẻ.
Những nguyên nhân khiến răng trẻ bị nhiễm fluor:
- Cho trẻ uống nhiều thuốc fluor để bổ sung lượng fluor cho răng bé chắc khỏe nhằm không cho vi khuẩn xâm nhập với nồng độ gây hại cho trẻ.
- Ở một số địa phương, thêm fluor vào nguồn nước để làm giảm tỷ lệ sâu răng, tuy nhiên nồng độ quá ngưỡng cho phép hoặc bổ sung ở các vùng không bị thiếu fluor.
- Sử dụng quá nhiều nước súc miệng hoặc kem đánh răng chứa fluor.
Dấu hiệu khi răng trẻ bị nhiễm fluor
Hàm răng không bị nhiễm fluor thường mịn màng và sáng bóng, có màu trắng ngà nhạt. Nếu răng trẻ bị nhiễm fluor sẽ xuất hiện các đốm nhỏ hoặc các vệt trắng khó nhận ra. Đôi khi là những vết ố màu nâu sẫm, thô, có hõm trên men răng và khó có thể tẩy sạch.
Ngoài những dấu hiệu nhận biết trên, bác bạn có thể thăm khám cho con trẻ và tham khảo ý kiến của nha sĩ để nắm được những thông tin chính xác hơn.
Biện pháp xử lý khi răng trẻ bị nhiễm fluor
Biểu hiện khi răng nhiễm fluor là làm thay đổi men răng, tình trạng này chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bố mẹ có thể xử lý răng trẻ bị nhiễm fluor.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi
Đây là giai đoạn bé chưa mọc răng nhưng bố mẹ cũng cần phải lưu ý đến việc ngăn ngừa tình trạng răng nhiễm fluor cho trẻ trong tương lai. Cách tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi đủ 1 tuổi. Nếu muốn cho trẻ uống sữa công thức, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đến khi trẻ đã mọc răng, bố mẹ nên chăm sóc răng miệng cho con theo hướng dẫn của nha sĩ và dùng kem đánh răng dùng riêng cho bé.
Đối với trẻ từ 3 đến 8 tuổi
Trong giai đoạn từ 3 - 8 tuổi, ba mẹ nên giúp bé duy trì thói quen chải răng cẩn thận 2 lần mỗi ngày, nên tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc răng miệng của nha sĩ. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho bé sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và chỉ sử dụng một lượng nhỏ khi đánh răng.
Bố mẹ nên theo dõi quá trình đánh răng của con để kịp thời ngăn chặn việc con nuốt kem đánh răng chứa fluor. Tốt nhất không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng nước súc miệng có chứa fluor. Bởi phản xạ của trẻ ở độ tuổi này sẽ nuốt nhiều hơn là nhổ ra ngoài.
Bổ sung fluor cho trẻ
Các cha mẹ cũng nên lưu ý bổ sung flour trong chế độ ăn uống của trê như sau:
- Bố mẹ chỉ nên sử dụng thực phẩm bổ sung fluor theo chỉ định của nha sĩ hoặc bác sĩ.
- Đối với những trẻ từ 6 tháng đến 16 tuổi sống ở những khu vực không có fluor cũng như có nguy cơ bị sâu răng mới được khuyến khích bổ sung fluor.
- Thuốc bổ sung fluor cho trẻ phải tuân thủ theo chỉ định và lịch trình sử dụng đã được Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ phê duyệt.
Cách phòng ngừa răng nhiễm fluor cho trẻ
Các bố mẹ cần phải nhận biết và cảnh giác trước triệu chứng răng nhiễm fluor chính là chìa khóa để ngăn ngăn ngừa răng trẻ bị nhiễm fluor. Kiểm tra mức độ fluor trong hệ thống nước cung cấp cho gia đình.
Đặc biệt, cần phải lưu ý về loại trong nước uống cho trẻ, có thể trao đổi với nha sĩ để quyết định loại thức uống bổ sung fluor nào tốt và không tốt để cho bé sử dụng.
Trong nhà, nên đặt những sản phẩm chứa fluor xa tầm tay trẻ em, chẳng hạn như kem đánh răng, nước súc miệng hoặc các loại thực phẩm chức năng. Nếu lỡ trẻ có tiêu thụ một lượng lớn fluor trong thời gian ngắn sẽ gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa và đau ở bụng dưới.
Mặc dù chất fluor không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng các bố mẹ cũng cần nên chú ý. Việc giám sát trẻ đánh răng cũng rất quan trọng. Chỉ nên cho trẻ dùng lượng kem đánh răng nhỏ, cỡ hạt đậu lên trên bàn chải nhằm đảm bảo an toàn cho bé.
Hãy dạy cho trẻ nhổ kem đánh răng ra ngoài thay vì nuốt hẳn. Hạn chế sử dụng các loại kem đánh răng chứa hương vị mà trẻ thích vì có khả năng trẻ sẽ nuốt nhiều hơn.
Hy vọng những thông tin bổ ích về biện pháp xử lý khi răng trẻ bị nhiễm fluor và cách phòng ngừa giúp bố mẹ có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con trẻ được tốt hơn. Từ đó, giúp con sinh hoạt và thực hiện lối sống lành mạnh hơn.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp