Vì sao có hiện tượng đái dầm ở phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể mẹ bỉm có nhiều thay đổi đáng kể, tuy nhiên một số người lại gặp tình trạng tiểu không tự chủ (đái dầm) sau sinh. Điều này khiến không ít chị em vừa lo lắng vừa tự ti xấu hổ.

Đái dầm ở phụ nữ sau sinh là gì?

Nhiều chị em phụ nữ sau sinh bị mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu (tiểu không tự chủ) dẫn đến chị em trở nên tự ti. Tình trạng bị rò rỉ nước tiểu hoặc không kiểm soát được việc thải nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Có khi nước tiểu rò rỉ vài giọt, có khi nhiều hơn, một số trường hợp sẽ thải nước tiểu đến khi bàng quang hoàn toàn trống rỗng.

Thep thống kê, có khoảng 30% phụ nữ từ 20 đến 55 bị mắc chứng tiểu không tự chủ, đây là độ tuổi sinh sản của nữ giới. Khoảng 30 đến 50% trong số này có khả năng không kiềm chế được tiểu tiện ở mức độ nghiêm trọng.

Thông thường, các dây thần kinh, dây chằng và cơ sàn chậu sẽ hỗ trợ bàng quang và giữ cho niệu đạo đóng lại giúp nước tiểu không bị rò rỉ. Tuy nhiên nếu mẹ bầu uống quá nhiều nước hoặc những cơ quan này bị tổn thương trong lúc mang thai hoặc sinh con sẽ dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.

Vì sao có hiện tượng đái dầm ở phụ nữ sau sinh 1

Đái dầm hay còn gọi là tiểu không tự chủ

Nguyên nhân gây đái dầm ở phụ nữ sau sinh

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đái dầm ở phụ nữ sau sinh là do sức nâng đỡ của niệu đạo lúc này đã bị suy yếu, khả năng kiểm soát của bàng quang bị rối loạn. Thậm chí không cần đợi đến sau sinh, chỉ cần phụ nữ mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba cũng có thể mắc hiện tượng tiểu són do thai nhi chèn ép lên bàng quang.

Sau sinh, các mô cơ bị giãn nở quá mức bởi sinh nở nhiều, sinh con to, quá trình chuyển dạ, rặn đẻ… làm sàn chậu và các dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị suy yếu nên việc kiểm soát tiểu tiện khá khó khăn.

Đối với phụ nữ sinh mổ thực hiện kỹ thuật gây mê màng cứng, vùng đáy chậu sẽ có cảm giác tê buốt, dây thần kinh tủy sống của bị ảnh hưởng làm tình trạng đái dầm ở phụ nữ sau sinh diễn ra tối thiểu 3 đến 6 tháng nhưng cũng có thể kéo dài đến nhiều năm sau.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đái dầm sau sinh còn có thể là do:

  • Viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Các bệnh lý về thần kinh như rối loạn thần kinh, xơ cứng tủy sống…
  • Một số bệnh lý gây ra tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh như: Cao huyết áp, tiểu đường, táo bón mãn tính, từng xạ trị vùng chậu, u xơ,...

Triệu chứng đái dầm ở phụ nữ sau sinh thường như sau:

  • Khi ho, hắt hơi, cười lớn, vận động mạnh, thay đổi tư thế thì nước tiểu bị rò rỉ hoặc phóng thích nước tiểu.
  • Tiểu đêm nhiều.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, mắc tiểu nhưng khi đi tiểu lại rất ít, vừa tiểu xong lại cảm thấy buồn tiểu.
  • Bị són tiểu khi quan hệ.
  • Đi tiểu cần phải rặn nhưng đôi lúc quần ướt không hay.
  • Đau rát, khó chịu, đau ở vùng kín, đau bụng dưới, thắt lưng mỗi khi đi tiểu, tiểu ra máu.

Vì sao có hiện tượng đái dầm ở phụ nữ sau sinh 2

Tiểu ra máu cũng có thể coi là một trong những triệu chứng của đái dầm sau sinh

Điều trị tiểu không tự chủ sau sinh

Để xác định chính xác nguyên nhân gây đái dầm ở phụ nữ sau sinh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra sức khỏe để loại trừ khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu (đặc biệt là mẹ bỉm cũng có các triệu chứng như đau, tiểu rát).

Bác sĩ thường khuyên sản phụ tập Kegel và biến chúng thành thói quen. Khi Kegel được thực hiện chính xác và thường xuyên, cơ sàn chậu của bạn sẽ được củng cố và giúp kiểm soát bàng quang tốt hơn.

Bạn cũng có thể hạn chế đái dầm sau sinh bằng cách:

  • Mang băng vệ sinh, tã người lớn để quần áo của bạn không bị ướt.
  • Khi bạn sắp hắt hơi hoặc ho, thử tập bắt chéo chân và siết chặt cơ xương chậu để không rò rỉ nước tiểu.
  • Hạn chế uống rượu và cafein.
  • Ngăn ngừa táo bón.

Nếu bạn tiếp tục bị tiểu không tự chủ trong hơn một tháng sau khi tập Kegel thường xuyên, bạn cần tìm đến sự hỗ trợ từ một nhà trị liệu vật lý phục hồi sàn chậu.

Nếu cảm thấy tập luyện cơ sàn chậu không hiệu quả, bạn có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Vì sao có hiện tượng đái dầm ở phụ nữ sau sinh 3

Tập Kegel cũng là một cách hỗ trợ điều trị đái dầm sau sinh

Người bệnh nên hạn chế để bàng quang đầy nước tiểu, khi cảm thấy buồn tiểu cần đi tiểu ngay để hạn chế và sớm phục hồi tình trạng tiểu không tự chủ. Khi bị đái dầm sau sinh, sản phụ có thể luyện tập bằng cách: Kết hợp hít vào cùng với co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra kết hợp giãn cơ. Đặc biệt, nếu vẫn bị tiểu không tự chủ tiểu kéo dài sau sinh thì cần đến bác sĩ càng nhanh càng tốt.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về tình trạng đái dầm ở phụ nữ sau sinh. Có thể thấy rằng cũng có rất nhiều chị em gặp trường hợp này sau sinh, thế nên nếu mẹ bỉm nào rơi vào trường hợp này cũng đừng quá tự ti mà có thể áp dụng một số phương pháp điều trị mà Hà An Pharmacy có đề cập đến. Nếu tình trạng này kéo dài, chị em nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo