Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh: Có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh không phổ biến trong y học lâm sàng. Trẻ sơ sinh bị tràn dịch thường được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, tím tái, suy hô hấp nặng và phổi kém thông khí ở cả hai bên. Lượng dịch tràn ra khoang màng phổi càng nhiều thì tiên lượng càng xấu vì hoạt động hô hấp bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh là gì?

Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh là hiện tượng ống ngực bị tổn thương và dịch hệ bạch huyết tràn vào khoang màng phổi. Nói cách khác, đây là điều xảy ra ở ống ngực là bộ phận rất nhỏ, chỉ khoảng 2 đến 3 mm. Nó có nhiệm vụ vận chuyển dịch dưỡng chấp như: Cholesterol, protein, bạch cầu…, từ hệ tiêu hóa đến hệ tuần hoàn.

tran-dich-duong-chap-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao 1.jpg
Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh không phổ biến trong y học lâm sàng

Nói cách khác, tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh là hiện tượng dịch tràn vào khoang màng phổi do bất thường ở ống ngực. Bệnh nhân tràn dịch có thể bị rối loạn thể chất, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn đông máu và điện giải.

Tràn dịch dưỡng chấp có nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh không?

Đây là một tình huống nguy hiểm và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Vì bệnh tiến triển nhanh, trẻ khó thở, thở gấp, có nguy cơ cao nhiễm trùng sau sinh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì khi dịch tràn vào khoang màng phổi, thể tích dịch tăng lên sẽ gây chèn ép nhu mô phổi khiến phổi không thể thực hiện chức năng hô hấp.

Đồng thời, trẻ dễ bị thiếu dinh dưỡng, mất nước và rối loạn miễn dịch trầm trọng. Nếu không được cấp cứu khẩn cấp kịp thời để chọc hút dịch màng phổi, hỗ trợ hô hấp hoặc dùng kháng sinh, thì tiên lượng của ca bệnh sẽ rất xấu.

Tại sao tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh xảy ra?

Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương ống ngực dẫn đến tràn dịch vào màng phổi của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân có thể chia làm hai nhóm chính:

Do chấn thương

Nếu bệnh nhi đã từng can thiệp y khoa ở vùng ngực như:

  • Sang chấn lúc sinh.
  • Phẫu thuật lồng ngực.
  • Phẫu thuật mổ tim hở.
  • Xạ trị.
  • Phẫu thuật lấy dị vật đường thở hoặc đường tiêu hoá khiến rách ống ngực.
  • Đặt Catheter tĩnh mạch dưới đòn có biến chứng chọc vào ống ngực làm tràn dịch.

Không do chấn thương

Trên thực tế lâm sàng, hầu hết các chấn thương tràn dịch màng phổi đều không xuất phát từ chấn thương. Trong số đó, những lý do phổ biến là:

  • Thuyên tắc tĩnh mạch chủ trên do hạch hoặc khối u chèn ép…
  • Do bẩm sinh khuyết thiếu ống ngực và bất thường hệ bạch huyết.
  • Do dị ứng đạm sữa bò.
tran-dich-duong-chap-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao 2.jpg
Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi do dị ứng đạm sữa bò

Triệu chứng tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng thường gặp: Khó thở và thở nhanh ở trẻ sau sinh không kèm theo tình trạng nhiễm trùng, có thể diễn ra sớm sau sinh vài giờ hoặc vài ngày sau khi sinh. Tràn dịch dưỡng chấp màng phổi có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Bệnh tiến triển nhanh, gây khó thở, suy hô hấp ở trẻ em, dẫn đến tử vong.

Vì vậy, khi trẻ sau khi sinh có các triệu chứng bất thường: Khó thở, thở nhanh bất thường, bú kém, nôn trớ, đại tiện liên tục, phân vàng lẫn máu tươi, chân tay tím tái…, thì trẻ cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Chẩn đoán và điều trị tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh

Cách chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh này, các bác sĩ đưa ra các chỉ định lâm sàng cần thiết, điển hình bao gồm:

  • Khám lâm sàng đánh giá mức độ suy hô hấp.
  • Chụp X-quang tim phổi cho thấy mờ góc sườn hoành, mờ ½ dưới phổi hoặc mờ toàn bộ phổi và đẩy lệch trung thất về phía đối diện.
  • Siêu âm lồng ngực phát hiện có tràn dịch màng phổi.
  • Phân tích dịch màng phổi bằng thủ thuật chọc dò màng phổi thấy dịch mủ màng phổi màu vàng rơm trước khi bú hoặc màu đục như sữa.
  • Siêu âm tim và điện tâm đồ để đánh giá hoạt động của tim và liệu tràn dịch màng phổi có gây chèn ép hoạt động của tim hay không.
tran-dich-duong-chap-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao 3.jpg
Siêu âm tim và điện tâm đồ để đánh giá liệu tràn dịch màng phổi có gây chèn ép hoạt động của tim không

Cách điều trị tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh

Nếu được chẩn đoán tràn dịch màng phổi, các chỉ định điều trị sẽ được đưa ra để hỗ trợ hô hấp, nuôi ăn tĩnh mạch và nhịn ăn tạm thời. Việc sử dụng thuốc là phương án điều trị được ưu tiên vì phẫu thuật khi bệnh nhân còn quá trẻ ẩn chứa nhiều rủi ro. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, việc chọc dò giải áp, cột ống ngực hay đặt shunt dẫn lưu sẽ được thực hiện.

Nếu hồi sức đúng cách, tình trạng không tái phát, bác sĩ chuyên khoa tái khám và xác nhận phổi đã thông khí tốt, sức khỏe bệnh nhân ổn định, bé có thể xuất viện sau 15 đến 30 ngày.

Nhìn chung, tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, khó điều trị và lâu dài.Do bệnh có tính chất diễn biến nhanh nên ngay khi phát hiện trẻ có các biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để có thêm cơ hội điều trị.

Xem thêm: Tràn mủ màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị



Chat with Zalo