Dị vật đường thở là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa
Dị vật đường thở là những dị vật có bản chất vô cơ, hữu cơ, chất dẻo,… thông thường trong cuộc sống xâm nhập vào đường hô hấp ở thanh – khí – phế quản. Dị vật đường thở là cấp cứu thường gặp trong chuyên ngành tai mũi họng nếu không được chẩn đoán sớm, xử trí đúng và dễ dẫn tới các biến chứng nặng nề và có thể tử vong nhanh chóng ở trẻ em và cả người lớn.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dị vật đường thở
Các dấu hiệu và triệu chứng chính của bệnh dị vật đường thở là:
Khó thở.
Sốt: Có thể gặp sốt vừa 38 đến 39oC, hoặc sốt cao 40 đến 41oC thường gặp ở trẻ nhỏ.
Hội chứng xâm nhập: Hội chứng này có thể khai thác được ở 93% số bệnh nhân, còn 7% không khai thác được hội chứng xâm nhập là những trường hợp dị vật sống như con tắc te, bệnh nhân bị hôn mê, trẻ còn nhỏ chưa tự kể được và không có người chứng kiến hoặc do người chứng kiến cố tình dấu diếm.
Tác động của dị vật đường thở đối với sức khỏe
Dị vật ở thanh quản
Nếu dị vật to, nút kín thanh môn, bệnh nhân có thể chết ngạt không kịp cấp cứu Thường gặp khàn tiếng, mất tiếng, mức độ nặng hoặc nhẹ tùy theo kích thước dị vật và thời gian dị vật mắc lại ở thanh quản.
Khó thở thanh quản;
Ho;
Khi nghe phổi có thể thấy hoàn toàn bình thường nhưng cũng có thể nghe thấy tiếng ran rít ở cả hai bên phổi, lan ra từ trên xuống.
Dị vật ở khí quản
Triệu chứng hay xảy ra là các cơn ho rũ rượi, sặc sụa tím tái do dị vật di động trong lòng khí quản, đôi khi di động lên thanh quản gây ra các cơn ho, nếu cố định ở khí quản thì thở tương đối dễ dàng, nhưng cảm giác đau tức sau xương ức.
Chụp phim X quang thẳng nghiêng có thể thấy dị vật (nếu dị vật cản quang). Nghe phổi có thể thấy ran rit, ran ngày cả hai bên phổi, dị vật to có thể thấy rì rào phế nang giảm cả hai bên phổi.
Dị vật ở phế quản
Triệu chứng khó thở hỗn hợp cả hai thì thường chỉ gặp khi là dị vật to bít lấp phế quản gốc một bên, hay gặp ở phế quản phải nhiều hơn phế quản trái.
Triệu chứng tạm thời yên lặng đến khi nhiễm khuẩn thứ phát, đó là dấu hiệu viêm phế quản: Bán xẹp hoặc xẹp hoàn toàn một phân thùy, một thùy, hoặc toàn bộ một bên phổi. Tỷ lệ khó thở gặp nhiều hơn khi có viêm nhiễm ở phế quản – phổi, khó thở cả hai thì ở các mức độ khác nhau.
Nghe phổi có thể thấy rì rào phế nang giảm hoặc mất một bện, có thể kèm theo ran rít, ran ngáy, cũng có thể có ran ẩm, ran nổ,…
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dị vật đường thở
Nếu không được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng do dị vật bít lấp đường thở gây ngạt thở cấp.
Phế quản phế viêm là biến chứng thường gặp.
Viêm màng phổi mủ.
Áp xe phổi: Dị vật làm tắc phế quản, tiết nhầy, viêm nhiễm dẫn tới áp xe phổi.
Giãn phế quản.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh dị vật đường thở
Dị vật đường thở gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn (75% gặp ở trẻ em dưới 4 tuổi), do trẻ em thường có thói quen cho các đồ vật vào miệng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh dị vật đường thở
Các loại dị vật thường gặp:
Các loại hạt thực vật như: Đậu phộng, mãng cầu, saboche, hồng, dưa, ngô… Ở Việt Nam hay gặp hạt lạc (đậu phộng) là dị vật nguy hiểm nhất hiện nay.
Xương cá, vỏ ốc, vảy cá,…
Dị vật nguồn gốc kim khí như: Nắp bút, kim băng, kim khâu, lưỡi câu, cặp tóc, đinh vít…
Các chất dẻo, thủy tinh,… mảnh đồ chơi, hòn bi,….
Các dị vật sống như tôm, cá, đĩa, sên, tắc te,….
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngạt đường thở như sau:
Do khóc, cười đùa trong khi ăn.
Trẻ em có thói quen ngậm thức ăn hoặc đồ chơi vào miệng.
Do tai biên ở một số phẫu thuật như: Nạo VA, tai biến gây mê, nhổ răng. Đôi khi do bố mẹ cho trẻ uống thuốc cả viên, ngay khi ăn bột cũng có thể bị sặc,…
Do thói quen uống nước suối nên bị các loài động vật nhỏ (con tắc te, con tấc,…) chui vào đường thở và sống ký sinh trong đường thở.
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của bệnh dị vật đường thở
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Chế độ dinh dưỡng:
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ.
Phương pháp phòng ngừa bệnh dị vật đường thở
Bệnh có thể phòng ngừa được, cần tuyên truyền tính chất nguy hiểm của dị vật đường thở, giáo dục không cho trẻ em ngậm đồ chơi, không cho ăn những thức ăn dễ hóc, không cho uống thuốc cả viên... Người lớn bỏ thói quen ngậm dụng cụ khi làm việc. Nếu bị hóc hoặc nghi ngờ hóc đường thở cần đi bệnh viện khám ngay.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh dị vật đường thở
Triệu chứng cận lâm sàng
Các xét nghiệm máu ít có giá trị trong chẩn đoán dị vật, chỉ có thể cho biết tình trạng viêm nhiễm khi có tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
Chụp X quang phổi thẳng, nghiêng.
CT ngực: Tuy nhiên, chỉ thấy hình ảnh dị vật trên phim X quang nếu dị vật là kim loại, còn các loại khác ít có biểu hiện trên phim.
Chẩn đoán xác định bệnh dị vật đường thở
Dấu hiệu gợi ý đầu tiên là hội chứng xâm nhập, đó là một phản xạ bảo vệ của cơ thể tìm cách tống dị vật ra ngoài (bệnh nhân khó thở, tím tái, ho sặc sụa). Bác sĩ khám và đánh giá tình trạng, kiểu khó thở của bệnh nhân:
Dị vật ở thanh quản: Khó thở thanh quản, khàn tiếng hay mất tiếng.
Dị vật ở khí quản: Khó thở cả 2 thì, có thể tạo nên tiếng “lật phật cờ bay”.
Dị vật ở phế quản: Tức ngực, đau ngực, cảm giác khó thở một bên phổi.
Dị vật bỏ quên: Triệu chứng giống viêm phế quản mãn tính hoặc lao phổi.
Phương pháp điều trị bệnh dị vật đường thở
Sơ cứu khi phát hiện
Đối với trẻ trên 2 tuổi và người lớn
Khi người bệnh có dị vật trong đường thở, có thể để người bệnh ở tư thế đứng hay tư thế ngồi trên ghế dựa, người cấp cứu đứng sau nạn nhân, hai cánh tay ôm vòng ra trước bụng nạn nhân. Tay này nắm chồng lên tay kia, đặt ở phần bụng dưới xương ức và trên rốn. Ấn mạng liên tục 5 cái theo hướng từ dưới lên để đẩy dị vật ra ngoài.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi
Có thể sử dụng một trong hai cách là vỗ lưng và ấn ngực.
Vỗ lưng: Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
Ấn ngực: Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
Điều trị và theo dõi toàn thân
Một số phương pháp điều trị dị vật đường thở phổ biến:
Soi đường thở và gắp dị vật.
Theo dõi biến chứng và giảm đau.
Corticoid liều cao đường tĩnh mạch.
Vấn đề mở khí quản
Mở khí quản khi có khó thở thanh quản độ II, độ III. Nhưng cần lưu ý: Nếu có khó thở thanh quản cấp 2 nên mở khí quản cấp cứu trước khi gắp dị vật (kể cả dị vật khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên tuy hiện tại không có khó thở).
Trước đây đối với bệnh nhân nhi, mở khí quản gần như là một động tác bắt buộc, nhưng hiện nay khi đã có máy móc nội soi và khả năng gây mê hồi sức tốt chúng ta không cần mở khí quản trước khi soi, tuy vậy phải theo dõi sát biến chứng phù nề thanh quản sau soi đồng thời phối hợp các kháng sinh, giảm viêm chống xuất tiết, nâng cao thể trạng, chống trụy tim mạch.