Bất trị là gì? Tại sao lại gọi độ tuổi thiếu niên là độ tuổi bất trị?

Cãi vã, đánh nhau, uống rượu bia khi chưa đủ tuổi,... là những điều mà một thanh thiếu niên có thể làm ra khi họ bước vào độ tuổi “bất trị”. Vậy chính xác bất trị là gì? Tại sao nhiều người lại gọi độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi bất trị? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bất trị là gì?

Độ tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn cuộc đời nằm giữa một đứa trẻ và một người trưởng thành, nó còn thường hay được gọi với cái tên là tuổi “bất trị”, “tuổi phản nghịch”, “tuổi nổi loạn”. Bởi vì đa phần những đứa trẻ khi bước vào độ tuổi này đều trở nên “bất trị”, nghĩa là họ ngang bướng, khó bảo, không chịu nghe lời, không thể khuyên răn, dạy bảo được. 

Bất trị là gì? Tâm sinh lý tuổi vị thành niên 1
Bất trị là gì? Sự bất trị nghĩa là sự ngang bướng, khó bảo, không chịu nghe lời, không thể khuyên răn, dạy bảo

Trên thực tế, đây là một cuộc đấu tranh đối với cả thanh thiếu niên và phụ huynh. Khi một đứa trẻ phát triển đến độ tuổi thiếu niên và bắt đầu chuyển dần sang tuổi trưởng thành, mong muốn về sự độc lập, không gian và đặc quyền riêng của họ cũng được phát triển theo. Sự nổi loạn, bất trị của thanh thiếu niên là một phần của sự phát triển xã hội nhằm giúp họ phát triển bản sắc độc lập với cha mẹ hoặc gia đình và phát triển khả năng đưa ra quyết định độc lập. Họ có thể thử nghiệm các vai trò, hành vi và hệ tư tưởng khác nhau như một phần của quá trình phát triển bản sắc riêng biệt.

Tại sao lại gọi độ tuổi thiếu niên là độ tuổi bất trị?

Tâm lý học ngày nay chia sự nổi loạn, bất trị của thanh thiếu niên thành hai nhóm cơ bản.

Nhóm đầu tiên là sự phản nghịch chống lại xã hội. Kiểu nổi loạn này còn được gọi là sự không tuân theo khuôn mẫu. Trong đó, các thanh thiếu niên làm nhiều việc có thể gọi là kì lạ một cách chăm chỉ nhằm muốn nổi bật hoặc khác biệt với xã hội. Họ có thể chọn cách hành động hoặc thể hiện theo một cách nhất định nào đó để phản đối các chuẩn mực xã hội. Kiểu nổi loạn này thường diễn ra trong môi trường học thuật.

Loại nổi loạn thứ hai là chống lại quyền lực của người lớn, nó còn được gọi là sự không tuân thủ kỷ luật. Việc không tuân thủ kỷ luật này có thể bắt đầu từ việc nhỏ như vạch ra một ranh giới bất tuân với bất kỳ luật lệ hoặc giới hạn mà họ không thích trong gia đình. Nhưng nó cũng có thể phát triển thành sự coi thường và thách thức trắng trợn với các quy tắc hoặc luật pháp ngoài xã hội.

Bất trị là gì? Tâm sinh lý tuổi vị thành niên 2
Nhu cầu muốn được chú ý và lắng nghe tăng cao khiến thanh thiếu niên có tâm lý nổi loạn

Nguyên nhân thanh thiếu niên thường nổi loạn

Tính bất trị và sự nổi loạn của thanh thiếu niên là tình trạng phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con cái ở tuổi thanh niên.

Sự nổi loạn là một phần rất bình thường của sự trưởng thành và phát triển ở mỗi con người. Giai đoạn phát triển này báo hiệu nhu cầu độc lập và bản sắc riêng của thanh thiếu niên.

  • Phát triển trí não: Vỏ não trước trán là một phần của bộ não con người kiểm soát việc ra quyết định, hành vi xã hội và biểu hiện tính cách, và chức năng này được kích hoạt mạnh mẽ trong những năm tháng thiếu niên.
  • Yêu cầu sự tự lập: Ở tuổi niên thiếu, trẻ khao khát nhiều sự tự do, nhu cầu được độc lập về không gian và thời gian sinh hoạt của bản thân hơn khi còn bé.
  • Mong muốn được phát biểu, lắng nghe và quyết định: Thanh thiếu niên thường có nhu cầu muốn tiếng nói của mình được lắng nghe, có một trọng lượng nhất định và có thể tự quyết định cuộc đời họ muốn.
  • Chứng minh bản thân: Tình trạng áp lực đồng trang lứa gia tăng, cha mẹ so sánh dẫn đến việc con cực kỳ muốn chứng minh bản thân, chứng minh “cái tôi”, và mong muốn được chấp nhận.
  • Tìm kiếm sự chú ý: Bất kỳ ai cũng thích được tỏa sáng, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Họ sẽ cố gắng làm gần như là mọi thứ để có thể thu hút được sự chú ý, đặc biệt là khi họ thiếu thốn sự quan tâm từ chính gia đình.
  • Cha mẹ lo lắng và kiểm soát quá mức: Vì nhu cầu được tự do và mong muốn được thể hiện cái tôi tăng cao nên hầu hết thanh thiếu niên đều không thích sự quan tâm hay kiểm soát quá mức từ cha mẹ. Điều này khiến họ cảm thấy họ đang bị áp bức, địa vị của bản thân bị đe dọa và họ sẽ luôn vô dụng trong mắt bố mẹ dù cho có cố gắng đến đến thế nào đi chăng nữa.
  • Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi lớn về thể chất, nội tiết tố trong thời niên thiếu hoàn toàn có thể đóng một vai trò nhất định trong việc dẫn đến các hành vi bốc đồng và quyết định vội vàng.
Bất trị là gì? Tâm sinh lý tuổi vị thành niên 3
Đây là giai đoạn gần như bắt buộc trong quá trình phát triển và trưởng thành của mỗi con người

Giải pháp thích hợp cho cha mẹ

Hãy thông cảm và hiểu rằng sự bất trị của con mình khi đang độ tuổi thiếu niên là một điều hết sức bình thường và tự nhiên, vì họ đang cố gắng tìm hiểu về con người, tính cách, mình là ai và mình có thể đi được bao xa. Cha mẹ có thể:

  • Cho con thấy rằng sự nổi loạn, con người và hành vi hiện tại của chúng không chỉ khiến cha mẹ tổn thương mà còn có thể gây ảnh hưởng, rạn nứt đôi với các mối quan hệ quan trọng và có giá trị khác.
  • Ngừng so sánh, chê bai, nhận xét một cách vô tội vạ. Hãy khen ngợi và đưa ra những phần thưởng nhất định cho hành vi tốt của con, chỉ nên chê trách khi con thực hiện một hành vi xấu. Và tốt nhất, chỉ nên đưa ra lời khuyên chứ không nên ép buộc con phải làm theo.
  • Hãy cho con biết rằng tình yêu của cha mẹ dành cho chúng là vô điều kiện và gia đình sẽ luôn ở bên cạnh để con có thể chia sẻ và tìm kiếm an ủi.
  • Hãy dạy con cách tự đưa ra quyết định đúng đắn và dạy chúng cách chịu trách nhiệm với những quyết định, hành vi, và lời nói của bản thân nếu chúng có nhu cầu tự lập.
Bất trị là gì? Tâm sinh lý tuổi vị thành niên 4
Ngưng so sánh, nhận xét và chê bai. Hãy đưa ra lời khuyên thay vì ép buộc

Giờ thì bạn đã biết bất trị là gì. Là cha mẹ, bạn hãy cố gắng tìm hiểu lý do tại sao con lại bất trị và đưa ra hướng xử lý đúng đắn. Luôn nhớ rằng ở thời điểm này, nhu cầu phát triển độc lập, tự do về không gian, thời gian và cái tôi của bản thân con đang tăng cao. Hãy hướng dẫn cho con để con có thể phát triển theo hướng tốt nhất chứ không phải là gò bó và đàn áp tinh thần, thể chất của con, bởi việc này hoàn toàn có thể bị phản tác dụng.

Xem thêm:



Chat with Zalo