Trám răng rồi có bị sâu lại không? Nguyên nhân vì sao?

“Trám răng rồi có bị sâu lại không?” chính là câu hỏi khiến nhiều bệnh nhân băn khoăn mỗi khi có ý định trám răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Trám răng rồi có bị sâu lại không? 

Để biết “Trám răng rồi có bị sâu lại không?”, bạn cần phải hiểu rõ về cơ chế hoạt động của phương pháp này. Trám răng được hiểu là việc các nha sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn ổ viêm sâu răng, sau đó sử dụng vật liệu hàn trám nha khoa để bịt kín lỗ sâu lại. Việc này có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn, hạn chế tình trạng thức ăn bám vào gây khó vệ sinh. Từ đó, giúp bệnh nhân có thể ăn nhai trở lại như bình thường.

Trả lời cho thắc mắc: “Trám răng rồi có bị sâu lại không?”, các nha sĩ cho biết tình trạng sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn đã trám răng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hàn trám và thói quen chăm sóc răng miệng của bệnh nhân.

Trám răng rồi có bị sâu lại không - Nguyên nhân vì sao? 1
"Trám răng rồi có bị sâu lại không?" là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Vì sao trám răng rồi vẫn bị sâu lại? 

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân dù đã trám răng rồi nhưng vẫn không tránh được tình trạng sâu răng. Chúng tôi đã tổng hợp một số nguyên nhân cơ bản nhất là: 

Vệ sinh răng miệng sai cách 

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc sâu răng tái đi tái lại là bệnh nhân lười vệ sinh răng miệng, vệ sinh răng miệng qua loa hoặc chà xát quá thô bạo. Việc lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ không thể lấy đi được hết các vụn thức ăn giắt vào kẽ răng và vết hàn trám. Lâu ngày, men răng và chất hàn sẽ bị mòn do vi khuẩn tấn công. 

Ngược lại, nhiều người lại có thói quen vệ sinh răng miệng bằng các vật sắc nhọn như tăm. Tác động một lực quá mạnh vào răng sẽ làm vết trám bong ra. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây đau nhức. 

Dùng thực phẩm không tốt cho răng miệng 

Đồ ngọt chứa nhiều đường và tinh bột làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu và sâu răng. Trong khi đó, các loại thực phẩm giàu axit như: Chanh, cam, soda,... hoặc đồ cứng và dai sẽ gây mòn vết trám, thậm chí là vỡ ra khiến răng bị sâu trở lại. 

Trám răng rồi có bị sâu lại không - Nguyên nhân vì sao? 2
Cho trẻ uống quá nhiều đồ ngọt cũng có thể khiến trẻ bị sâu răng trở lại 

Kỹ thuật trám răng kém 

Không thể phủ nhận rằng trám răng có giữ được lâu hay không còn phụ thuộc vào kỹ thuật trám răng. Bác sĩ có tay nghề kém, trám răng qua loa hoặc làm không đúng kỹ thuật sẽ làm vết trám nhanh bị vỡ và bong ra. Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ nhanh chóng quay trở lại và tấn công. 

Trường hợp nghiêm trọng nhất là bác sĩ chưa lấy hết tủy răng. Trong trường hợp này, vi khuẩn vẫn âm thầm phát triển ở bên trong, phá hủy cả ngà răng và tủy răng. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là vết trám còn nguyên nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy vô cùng đau nhức. Rõ ràng, tình trạng sâu răng không những không thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. 

Làm sao để khắc phục sâu răng? 

Ngay cả khi bị sâu răng lần thức 2, bạn vẫn có thể xử lý kịp thời tình trạng này để tránh những biến chứng nguy hiểm. Ba phương pháp phổ biến nhất để giải quyết tình trạng sâu răng là: 

Hàn trám răng lại 

Nếu vết trám bị hở hoặc vết sâu răng lần 2 còn nhẹ, bạn nên đến các nha khoa uy tín để được hàn trám lại lần nữa. Các bác sĩ sẽ tháo hết vết hàn cũ, vệ sinh răng miệng, điều trị viêm nhiễm rồi hàn bít lỗ sâu răng lại. 

Bác sĩ hàn răng nhiều kinh nghiệm kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn giữ gìn vết hàn lên đến 5 năm. 

Bọc răng sứ 

Nếu tình trạng sâu răng đã ăn sâu vào ngà răng và tủy, răng giòn, dễ vỡ và gây đau nhức nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ. Sau khi điều trị sâu răng, bệnh nhân sẽ được chụp mão sứ cứng bên ngoài răng. Phương pháp này vừa đảm bảo chức năng ăn nhai, vừa mang lại thẩm mỹ cho răng. 

Ưu điểm của kỹ thuật này là lớp sứ cứng hơn rất nhiều so với răng thường, lại trơn bóng nên vi khuẩn khó bám lại được. 

Nhổ răng 

Thông thường, việc giữ lại răng ban đầu của bệnh nhân chính là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu răng bị hư hỏng nặng, gốc răng không còn vững và vết sâu có nguy cơ cao lây nhiễm sang các răng bên cạnh, bác sĩ buộc phải nhổ răng sâu. Cuối cùng, trồng lại răng giả để mang lại thẩm mỹ và giải quyết những khó khăn khi ăn nhai. 

Trám răng rồi có bị sâu lại không - Nguyên nhân vì sao? 3
Trong trường hợp sâu răng nặng, các bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời rõ ràng nhất cho thắc mắc: “Trám răng rồi có bị sâu lại không?”. Hãy thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo