Tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục

Vậy vấn đề tăng acid uric máu ở trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả ra sao? Cách phòng tránh cũng như khắc phục nếu gặp phải như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay thông tin về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.

Tăng acid uric máu ở trẻ em là gì?

Acid uric máu có nguồn gốc xuất phát từ cả quá trình nội sinh lẫn ngoại sinh. Khi các tế bào trong cơ thể trẻ bị chết đi thì nhân của chúng sẽ phá hủy để chuyển hóa thành acid uric nội sinh. Song với đó, các acid uric này cũng có nguồn gốc ngoại sinh khi nó được xuất phát từ những thực phẩm thịt, cá hay qua các đường chuyển hóa khác.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ em 1
Tăng acid uric máu ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố gây nên

Hàng ngày, lượng acid uric dư thừa trong cơ thể sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu, đường tiêu hóa và tiết mồ hôi. Quá trình đào thải này giúp cho chỉ số acid uric máu luôn được duy trì ở mức ổn định. Nếu chỉ số này vượt ngưỡng 360 micromol/lít đối với nữ và 420 micromol/lít đối với nam thì được gọi là tăng axit uric máu. 

Nguyên nhân gây tăng axit uric máu ở trẻ

Trên thực tế, có không ít những nguyên nhân gây nên tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ em. Các nguyên nhân này được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau như:

Do di truyền

Tăng acid uric do di truyền là một hiện tượng hiếm gặp nhưng đây vẫn là một trong những tác nhân dẫn đến hiện tượng trên. 

Dựa trên kết quả của một nghiên cứu khoa học, quá trình trao đổi purine bẩm sinh ở người được diễn ra là nhờ enzyme hypoxanthine. Nếu cơ thể thiếu đi enzyme quan trọng này thì nguy cơ tăng axit uric máu ở trẻ em sẽ rất cao. Điều này cũng là tác nhân chính gây nên bệnh gout ở trẻ và làm tổn hại đến các cơ quan về thận, bàng quang và những vấn đề thần kinh. 

Quá trình hóa trị ung thư

Đối với những trẻ em ung thư đang trong quá trình tiến hành hóa trị, sẽ rất dễ gặp phải tình trạng tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u. Quá trình này sẽ khiến lượng lớn các tế bào ung thư bị chết đi ngay lập tức, đồng thời cũng giải phóng nội chất tế bào theo dòng máu và dẫn đến tình trạng tăng acid uric ở các em. 

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ em 2
Quá trình hóa trị điều trị ung thư dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ

Do giảm bài tiết acid uric

Trên thực tế, giảm bài tiết acid uric được coi là một cơ chế tự nhiên để tạo ra nồng độ acid uric bên trong cơ thể. Khi việc giảm thải này gặp phải vấn đề dẫn đến việc dư thừa lượng acid uric sẽ khiến cơ thể gặp phải tình trạng acid uric máu tăng cao, hiện tượng này thường xảy ra ở những trẻ có bệnh lý về thận. 

Sở dĩ nó thường xảy ra ở nhóm người bệnh này là vì trong suốt thời gian dài, các chức năng của thận bị tàn phá khiến khả năng lọc và loại bỏ chất thải trở nên kém đi. Trong khi lượng axit uric chủ yếu đều được thải ra khỏi cơ thể nhờ quá trình bài tiết nên khi thận gặp vấn đề, lượng axit uric không thể loại bỏ ngày một tăng dẫn đến tích tụ và gây tăng acid uric máu ở trẻ em.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Trong số những thực phẩm hằng ngày mà trẻ đang sử dụng, có không ít những loại sở hữu hàm lượng purine cao, nếu các bậc phụ huynh vô tình bổ sung chúng quá nhiều cho các bé sẽ góp phần làm lượng acid uric máu của trẻ tăng cao. Hàm lượng purine sẽ có nhiều trong nội tạng động vật, gia cầm, cá, thịt đỏ, hải sản có vỏ… Bạn nên chú ý đến những loại thực phẩm này và bổ sung chúng cho con em mình một cách vừa đủ. 

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ em 3
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là tác nhân tiềm ẩn gây tăng acid uric máu ở trẻ em

Những nguyên nhân khác

Bên cạnh những tác nhân phổ biến trên, một số tác nhân khác vẫn đang âm thầm khiến lượng acid uric trong cơ thể tăng cao như: 

  • Béo phì;
  • Huyết áp cao ở trẻ;
  • Phơi nhiễm chì;
  • Tác dụng phụ do một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc cho tim mạch. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng acid uric máu

Nhận biết được tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ một cách sớm nhất là điều rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho con em của mỗi bậc phụ huynh. Do đó, các bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và phát hiện chính xác tình trạng bệnh khi có các dấu hiệu sau:

  • Bị sưng, nóng, đau khớp.
  • Giới hạn sự vận động ở các khớp khiến việc di chuyển của trẻ gặp nhiều khó khăn.
  • Khớp cứng, bị biến dạng khi bệnh kéo dài.
  • Xuất hiện những hạt tophi dưới da.

Nếu xuất gặp phải những dấu hiệu trên đây, rất có thể trẻ đang bị mắc bệnh Gout. Ngoài ra, tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ em còn xuất hiện khi có những triệu chứng của sỏi thận như tiểu ra máu, đau quặn bụng, nước tiểu đục, đi tiểu thường xuyên, nước tiêu tiểu có mùi hôi nồng…

Ở giai đoạn đầu, hiện tượng acid uric cao gần như không có dấu hiệu lâm sàng cụ thể để nhận biết. Các dấu hiệu chỉ xuất hiện rõ hơn khi tình trạng bệnh đã kéo dài một thời gian nhưng không được can thiệp bởi các biện pháp điều trị thích hợp. Thế nên, nếu cảm thấy con trẻ có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để xét nghiệm và chẩn đoán một cách sớm nhất.

Chẩn đoán tăng acid uric máu ở trẻ

Để chẩn đoán đúng tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ chủ yếu sẽ dựa trên kết quả của quá trình xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm nước tiểu cũng góp phần hỗ trợ chính xác hơn cho quá trình chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây tăng acid uric máu. Các chỉ số xét nghiệm được dùng để đánh giá bao gồm:

  • Nồng độ acid uric máu;
  • Nồng độ acid uric niệu;
  • Tìm tinh thể MSU có trong nước tiểu.

Phương pháp điều trị khi bị tăng acid uric máu 

Nếu trẻ bị tăng acid uric máu nhưng chưa có các dấu hiệu cụ thể và nồng độ chỉ dưới ngưỡng 10mg/dl thì bệnh nhân không cần điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo lượng acid uric máu trở về mức ổn định, cần cải thiện và chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học. 

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ em 4
Có nhiều phương pháp điều trị khi bị tăng acid uric máu

Trường hợp lượng acid uric máu vượt ngưỡng 12mg/dl, có thể là dấu hiệu trẻ phải đối mặt với nguy cơ về tim mạch và cần phải dùng thuốc điều trị để hạ acid uric một cách nhanh chóng. 

Với những trẻ có các tế bào bị hủy quá nhiều do khối u lớn và xuất hiện hiện acid uric cấp tính trong cơ thể do can thiệp của hóa trị hay xạ trị, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các biện pháp dự phòng tăng acid uric máu ở trẻ em để giảm thiểu tình trạng suy thận cấp do lắng đọng tinh thể urat tại ống thận. 

Tăng acid uric máu là vấn đề sức khỏe đáng báo động ở trẻ nhỏ, nếu không phát hiện kịp thời và có các biện pháp can thiệp chính xác sẽ dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng khác cho cơ thể các em. Chính vì thế, để ngăn chặn tình trạng tăng acid uric máu ở trẻ em sớm nhất, các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho con em mình và đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường. 

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo