Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst có trị được tưa lưỡi?
Trước tiên, bạn cần nhận diện các dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi và cách điều trị hiệu quả. Vì sao thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst lại được các bác sĩ khuyên dùng trong điều trị tưa lưỡi? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị tưa lưỡi?
Tưa lưỡi là gì?
![Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst có trị được tưa lưỡi? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuoc_ro_luoi_cho_tre_so_sinh_nyst_co_tri_duoc_tua_luoi_1_78b1e1395a.png)
Bệnh nấm miệng hay tưa lưỡi là tình trạng xuất hiện những màng giả mạc màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là bề mặt trên của lưỡi do nhiễm nấm Candida albicans. Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu tưa lưỡi là xuất hiện những chấm trắng sau đó phát triển nhanh và ăn sâu vào lớp niêm mạc lưỡi, vòm họng tạo nên các mảng giả mạc rộng gây đau khó chịu, khó bóc, cậy lên dễ chảy máu.
Nấm lưỡi thường xảy ra ở giai đoạn từ sơ sinh đến khi trẻ 9-10 tuổi, cũng có thể xuất hiện ở trẻ 15 tuổi.
Ngoài những tổn thương miệng, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động và cáu kỉnh. Bé có thể truyền cho mẹ trong quá trình bú, sau đó nấm có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé.
Nguyên nhân gây tưa lưỡi
Do ít tiết nước bọt, niêm mạc miệng ở môi trường acid có chỉ số pH thấp nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dễ bị tưa lưỡi. Khi mẹ không vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên đặc biệt là sau khi bú hay sau khi ăn bột hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện hình thành tưa lưỡi.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây tưa lưỡi như bị lây qua đường sinh dục của mẹ khi sinh thường, trẻ bị mắc ung thư, HIV hay những bệnh lý miễn dịch khác, hội chứng Raynaud hay bệnh chàm, trẻ dùng nhiều corticoid đường hít,…
Tưa lưỡi nếu không được điều trị đúng phương pháp có thể phát triển dày lên, lan vào đường thở gây ho, viêm phổi, viêm phế quản, nấm phổi hay lan xuống dạ dày có thể gây tiêu chảy rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Tưa lưỡi khác cặn sữa
Mẹ cần phân biệt giữa cặn sữa và tưa lưỡi vì nhìn bề ngoài hai tình trạng này khá giống nhau. Cặn sữa thường xuất hiện sau mỗi lần trẻ bú mẹ hay uống sữa, có hình dáng như các chấm nhỏ màu trắng dễ bong và trôi khi nuốt nước bọt hay uống nước, không chảy máu, không gây đau đớn, không làm trẻ khó chịu quấy khóc, tuy có ảnh hưởng vị giác nhưng hiện tượng này sẽ mất đi khi lấy hết cặn sữa ra.
Trị tưa lưỡi bằng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst
Đối với những trường hợp bị tưa lưỡi nhẹ, chưa bắt buộc phải dùng đến thuốc, có thể chăm sóc trẻ bằng cách vệ sinh vùng miệng và đánh tưa lưỡi theo tư vấn của bác sĩ, tình trạng tưa lưỡi sẽ nhanh chóng được khắc phục. Với những trường hợp bị nấm nặng, trẻ cần sử dụng các dòng thuốc kháng nấm với liều lượng phù hợp với lứa tuổi cũng như tình trạng bệnh hiện tại. Một loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị nấm lưỡi là thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst hay gọi là Nystatin, Mycostatin, Miconazol,...
Thuốc Nyst là gì?
![Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst có trị được tưa lưỡi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuoc_ro_luoi_cho_tre_so_sinh_nyst_co_tri_duoc_tua_luoi_2_2_5b4a83cf18.jpg)
Nyst hay gọi là Nystatin thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus cũng như hỗ trợ điều trị ký sinh trùng. Hoạt chất chống nấm là thành phần chính của sản phẩm được chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces noursei.
Thuốc trị rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nystatin có khả năng liên kết với các sterol ở màng tế bào nấm, giúp biến đổi tính thấm và chức năng của màng, kali. Qua đó các thành phần thiết yếu khác của tế bào nấm bị cạn kiệt, nấm men bị tiêu diệt đặc biệt là Candida albicans (hay gọi là tình trạng nhiễm Candida).
Bên cạnh đó, trong thuốc rơ miệng Nystatin còn chứa các tá dược như natri carboxymethyl cellulose, natri metabisulphite (E223), propyl p-hydroxybenzoate (E216), methyl p-hydroxybenzoate (E218), saccarozo, saccharin natri, natri citrat, hương hoa hồi cố định, nước tinh khiết,...
Đối với thuốc trị nấm miệng Nyst, sản phẩm thường sử dụng dạng thuốc bột để pha hỗn dịch và rơ lưỡi hoặc viên ngậm.
Công dụng của Nyst
Được chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces noursei, thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nystatin là kháng sinh chống nấm, rất ít tan trong nước. Công dụng của thuốc Nystatin là kìm hãm hoặc diệt nấm, chống lại các bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra, không tác động đến vi khuẩn có ích cho đường ruột trên cơ thể. Đặc biệt, thuốc rất nhạy cảm trên nấm men và có tác dụng điều trị rất tốt trên nấm Candida albicans.
Đặc biệt, thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida ở một số vị trí như khoang miệng, thực quản, đường ruột.
Trường hợp những em bé được sinh ra bởi người mẹ bị nấm Candida âm đạo, thuốc có tác dụng dự phòng chống lại nấm Candida miệng.
Ngoài ra, thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nystatin cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp nhiễm nấm khác. Trong trường hợp có ý định dùng thuốc không theo các chỉ định được in trên bao bì sản phẩm, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng
Các bác sĩ có thể chỉ định liều lượng khác nhau theo từng đối tượng dựa vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, thông thường liều dùng được khuyến cáo như sau:
Trẻ sơ sinh sử dụng liều lượng ½ gói thuốc bột Nyst 1g mỗi lần, ngày rơ 2 lần.
Trẻ em bị nấm miệng dưới 5 tuổi dùng thuốc bột Nyst 1 gói 1g mỗi lần, ngày rơ 2 lần.
Với những trẻ nhiễm nấm miệng nặng, mẹ có thể rơ cho bé ngày 3-4 lần.
Cách sử dụng
Pha thuốc với ¼ muỗng cafe (tương đương 5ml) nước sôi để nguội.
Dùng gạc rơ lưỡi chất liệu mềm thấm thuốc và rơ cho bé.
Cho bé nghỉ ngơi trong khoảng 20 phút, sau đó mới cho bé bú hoặc ăn lại.
Cách rơ lưỡi hiệu quả
![Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst có trị được tưa lưỡi? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuoc_ro_luoi_cho_tre_so_sinh_nyst_co_tri_duoc_tua_luoi_3_54cf6e75ae.jpg)
Rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn.
Cho trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ nếu như trẻ không hợp tác.
Sử dụng miếng gạc rơ lưỡi mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ hoặc đeo miếng gạc rơ lưỡi dạng ống đã được vô trùng.
Nhúng ngón tay đeo gạc vào dung dịch Nystatin đã được pha sẵn rồi chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng. Đưa ngón tay quấn gạc nhẹ nhàng vào mặt trên của lưỡi, lau từ trong ra ngoài một lượt rồi thay miếng gạc khác. Lặp lại lần hai như thao tác trên nếu trẻ có nhiều mảng tưa lưỡi.
Thay miếng gạc khác để lau mặt trong hai bên má, vùng nướu, trên vòm miệng, các vị trí khác trong khoang miệng của trẻ.
Lưu ý khi đánh tưa lưỡi cho trẻ
Khi rơ lưỡi cho trẻ, các mẹ lưu ý không để các tưa rơi vào miệng trẻ, không đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng trẻ, như vậy sẽ gây kích thích cổ họng, gây nôn trớ, thậm chí tổn thương họng.
Cần đánh tưa lưỡi bằng dung dịch chứa hoạt chất kháng nấm hoặc dung dịch NaCl 0,9% 4 lần một ngày.
Trước mỗi bữa ăn 30 phút, hãy rơ lưỡi bằng thuốc cho trẻ để tránh trẻ bị nôn trớ.
Các mẹ không sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Đặc biệt, không tự ý đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Không cậy mảng trắng trên lưỡi bằng mọi cách vì sẽ gây chảy máu, có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Khi trẻ bị nấm lưỡi ở mức độ nhẹ, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Povidine 1% để cho trẻ súc miệng mỗi ngày. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ sử dụng gạc rơ lưỡi thấm dung dịch để lau sạch khoang miệng cho trẻ thường xuyên sau khi ăn.
Sau khi hết triệu chứng nấm miệng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tiếp tục sử dụng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst ít nhất 48 giờ. Với trẻ được điều trị 14 ngày nhưng vẫn còn triệu chứng, mẹ cần đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp