Thuốc Gabena 10mg Square điều trị tâm thần và loạn thần (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc thần kinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 10 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Olanzapin
Thương hiệu
Square - Square
Xuất xứ
Bangladesh
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-21233-18
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Gabena 10 Tablet là sản phẩm của Square Pharmaceuticals Ltd với thành phần chính là Olanzapine. Thuốc Gabena 10 Tablet dùng trong điều trị tâm thần và loạn thần.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Liều dùng
Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Người lớn:
- Tâm thần phân liệt: Liều khuyên dùng khởi đầu của olanzapin là 10 mg/ngày.
- Cơn hưng cảm: Liều khởi đầu là 15 mg 1 lần/ngày trong đơn trị liệu hoặc 10 mg/ngày trong điều trị phối hợp.
- Ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực: Liều khởi đầu khuyến cáo là 10 mg/ngày. Đối với các bệnh nhân đã từng dùng olanzapin để điều trị cơn hưng cảm, tiếp tục điều trị với liều tương tự để ngăn ngừa tái phát. Nếu cơn hưng cảm mới, rối loạn hoặc trầm cảm xuất hiện, nên tiếp tục điều trị bằng olanzapin (với tối ưu hóa liều cần thiết), cùng với điều trị bổ sung các triệu chứng về tâm trạng được chỉ định trên lâm sàng.
Trong quá trình điều trị tâm thần phân liệt, cơn hưng cảm và ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực, liều hàng ngày có thể được điều chỉnh dựa trên đáp ứng của từng bệnh nhân trong khoảng 5 – 20 mg/ngày. Tăng liều lên cao hơn liều khởi đầu khuyến cáo chỉ được thực hiện sau khi đánh giá lâm sàng phù hợp và được tiến hành định kỳ không quá 24 tiếng.
Olanzapin có thể uống không cần quan tâm bữa ăn do sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nên giảm dần liều khi ngưng dùng olanzapin.
Liều dùng cho các nhóm bệnh nhân đặc biệt:
- Trẻ em: Olanzapin chưa được nghiên cứu ở người dưới 18 tuổi.
- Người bệnh cao tuổi: Không nên dùng thường quy với liều khởi đầu là 5 mg/ngày, nhưng nên cân nhắc đối với người bệnh hơn 65 tuổi khi có kèm các yếu tố lâm sàng không thuận lợi.
- Người bệnh suy thận và/hoặc suy gan: Nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu thấp là 5 mg/ngày ở những người bệnh này. Trong trường hợp suy gan trung bình (xơ gan, Child-Pugh A hoặc B), nên dùng liều khởi đầu 5 mg và cẩn thận khi tăng liều.
- Người bệnh nữ so với người bệnh nam: Không có khác nhau về liều khởi đầu và phạm vi liều thông thường ở bệnh nhân nam và nữ.
- Người bệnh không hút thuốc so với người bệnh có hút thuốc: Không có khác nhau về liều khởi đầu và phạm vi liều thông thường ở người bệnh không hút thuốc và người bệnh có hút thuốc.
Khi có nhiều hơn một yếu tố làm chậm quá trình chuyển hóa của olanzapin (nữ giới, không hút thuốc, người già ≥ 65 tuổi), nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu thấp. Nên cẩn thận khi có chỉ định tăng liều ở những người bệnh này.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng rất phổ biến khi quá liều (tỷ lệ > 10%) bao gồm nhịp tim nhanh, kích động/gây hấn, chứng loạn cận ngôn, các triệu chứng ngoại tháp khác nhau, và mức độ giảm ý thức khác nhau từ an thần đến hôn mê.
Các di chứng có ý nghĩa y học khác của quá liều bao gồm mê sảng, co giật, hôn mê, hội chứng an thần kinh ác tính, suy giảm hô hấp, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim (<2% các trường hợp quá liều) và ngưng tim phổi. Hậu quả gây tử vong đã được báo cáo cho quá liều cấp tính thấp nhất là 450 mg nhưng cũng có báo cáo sống sót sau khi dùng quá liều cấp tính khoảng 2 g olanzapin đường uống.
Xử trí khi quá liều
Không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với olanzapin. Không khuyến cáo gây nôn. Các biện pháp tiêu chuẩn để xử trí quá liều có thể được chỉ định (ví dụ rửa dạ dày, uống than hoạt tính). Sử dụng đồng thời than hoạt tính đã cho thấy làm giảm khoảng 50-60% sinh khả dụng đường uống của olanzapin.
Điều trị triệu chứng và giám sát chức năng của cơ quan quan trọng nên được thực hiện theo biểu hiện lâm sàng, bao gồm cả điều trị hạ huyết áp, trụy tuần hoàn và hỗ trợ chức năng hô hấp.
Không dùng epinephrin, dopamin, hoặc các thuốc kích thích giao cảm khác có hoạt tính chủ vận bêta, vì kích thích bêta có thể làm nặng thêm tình trạng hạ huyết áp. Cần theo dõi tim mạch để phát hiện những chứng loạn nhịp tim. Giám sát y tế chặt chẽ và cần tiếp tục theo dõi cho đến khi bệnh nhân hồi phục.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều thuốc, cần dùng thuốc càng sớm càng tốt, nhưng hãy bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, không dùng hai liều cùng một lúc.
Tóm tắt đặc tính an toàn.
Người lớn
Phản ứng ngoại ý hay được báo cáo nhất (thấy ở ≥ 1% bệnh nhân) có liên quan đến việc sử dụng olanzapin trong các thử nghiệm lâm sàng là buồn ngủ, tăng cân, tăng bạch cầu ái toan, tăng prolactin, cholesterol, glucose và triglycerid, glucose niệu, tăng cảm giác thèm ăn, chóng mặt, đứng ngồi không yên, loạn vận động, hạ huyết áp tư thế, tác động kháng cholinergic, tăng aminotransferase gan thoáng qua không triệu chứng, phát ban, suy nhược, sốt mỏi, đau khớp, tăng phosphatase kiềm, gama glutamyltransferase cao, acid uric cao, creatinin phosphokinase cao và phù.
Bảng liệt kê các phản ứng ngoại ý:
Bảng sau liệt kê các phản ứng ngoại ý và các xét nghiệm quan sát thấy và từ các báo cáo tự nguyện. Trong mỗi nhóm tần số, phản ứng ngoại ý được thể hiện theo tứ tự giảm dần độ nghiêm trọng. Tần số được định nghĩa như sau: Rất hay gặp ( ≥1/10), hay gặp (≥ 1/100 đến < 1/10), ít gặp ≥ 1/1000 đến < 1/100), hiếm gặp (≥ 1/10000 đến < 1/1000, rất hiếm gặp (< 1/10000), không rõ (không thể ước tính từ những dữ liệu có sẵn).
Rất hay gặp | Hay gặp | Ít gặp | Hiếm gặp | Không rõ |
---|---|---|---|---|
Rối loạn máu và hệ bạch huyết | ||||
Tăng bạch cầu ưa eosin Giảm bạch cầu10 Giảm bạch cầu trung tính10 | Giảm tiểu cầu11 | |||
Rối loạn hệ miễn dịch | ||||
Quá mẫn11 | ||||
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | ||||
Tăng cân1 | Tăng cholesterol2,3 Tăng nồng độ glucose4 Tăng nồng độ triglycerid2,5 Glucose niệu Tăng cảm giác thèm ǎn | Bùng phát hoặc trầm trọng hơn bệnh đái tháo đường thường liên quan đến nhiễm toan ceton hoặc hôn mê, bao gồm một số trường hợp tử vong11 | Hạ thân nhiệt12 | |
Rối loạn hệ thần kinh | ||||
Buồn ngủ | Chóng mặt Bồn chồn6 Bệnh Parkinson6 Rối loạn vận động6 | Động kinh, hầu hết các trường hợp đều có tiền sử động khi hoặc có các yếu tố nguy cơ đã được báo cáo11 Rối loạn trương lực (bao gồm xoay mắt)11 Rối loạn vận động chậm11 Chứng mất trí nhớ9 Chứng loạn cận ngôn | Hội chứng thần kinh ác tính12 Hội chứng ngừng thuốc7,12 | |
Rối loạn tim | ||||
Nhịp chậm Kéo dài khoảng QTc | Nhịp nhanh/rung tâm nhĩ, đột tử11 | |||
Rối loạn mạch | ||||
Hạ huyết áp tư thế10 | Huyết khối (bao gồm thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu. | |||
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất | ||||
Chảy máu cam9 | ||||
Rối loạn tiêu hóa | ||||
Tác động kháng cholinergic nhẹ, thoáng qua bao gồm khó tiêu và khô miệng | Chướng bụng9 | Viêm tụy11 | ||
Rối loạn gan-mật | ||||
Tăng aminotransferase gan (ALT, AST) thoáng qua, không triệu chứng, đặc biệt khi mới điều trị | Viêm gan (bao gồm tổn thương tế bào gan, mật hoặc hỗn hợp)11 | |||
Rối loạn da và mô dưới da | ||||
Phát ban | Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc | Phản ứng của thuốc với bạch cầu ưa eosin và triệu chứng toàn thân (DRESS) | ||
Rối loạn cơ xương và mô liên kết | ||||
Đau khớp9 | Tiêu cơ vân11 | |||
Rối loạn thận và tiết niệu | ||||
Tiểu không tự chủ, bí tiểu, tiểu rắt11 | ||||
Có thai, thời ở cữ và chu kỳ sinh | ||||
Hội chứng ngừng thuốc ở trẻ sơ sinh | ||||
Rối loạn hệ sinh sản và vú | ||||
Rối loạn cương dương ở nam giới Giảm ham muốn tình dục ở nam và nữ | Mất kinh nguyệt Tăng vú Tiết nhiều sữa ở nữ Vú to ở nam giới | Cương cứng kéo dài 12 | ||
Rối loạn toàn thân và tại vị trí dùng thuốc | ||||
Suy nhược, mệt mỏi, phù, sốt 10 | ||||
Xét nghiệm | ||||
Tăng prolactin trong huyết tương8 | Tăng phosphatase kiềm 10 Creatin phosphokinase cao11 Gamma glutamyltransferase cao10 Acid uric cao 10 | Tăng bilirubin tổng |
1Tăng cân có ý nghĩa lâm sàng quan sát thấy ở chỉ số khối lượng cơ thể (BMI). Sau khi điều trị ngắn hạn (trung vị 47 ngày), tăng cân ≥ 7% so với giá trị BMI ban đầu là rất hay gặp (22,2%), ≥15% là hay gặp (4,2%) và ≥ 25% là ít gặp (0,8%). Bệnh nhân tăng ≥ 7%, ≥ 15% và ≥ 25% so với giá trị ban đầu trong điều trị kéo dài (ít nhất 48 tháng) là rất hay gặp (64,4%; 31,7% và 12,3% tương ứng).
2Giá trị tăng trung bình của lipid (cholesterol tổng, LDL cholesterol, và triglycerid) lúc đói cao hơn ở các bệnh nhân không có bằng chứng về rối loạn điều hòa lipid ở thời điểm ban đầu.
3Nồng độ thông thường lúc đói ở thời điểm ban đầu (< 5,17 mmol/l) tăng lên cao (≥ 6,2 mmol/l). Thay đổi trong tổng nồng độ cholesterol lúc đói từ giá trị ở thời điểm ban đầu (≥ 5,17 - < 6,3 mmol/l) đến cao (≥ 6,2 mmol/l) là hay gặp.
4Nồng độ thông thường lúc đói ở thời điểm ban đầu (<5,56 mmol/l) tăng lên cao (≥7 mmol/l). Thay đổi nồng độ glucose lúc đói ở thời điểm ban đầu (≥ 5,56 - < 7 mmol/l) tới cao (≥ 7 mmol/l) là rất hay gặp.
5Nồng độ thông thường lúc đói ở thời điểm ban đầu (< 1,69 mmol/l) tăng lên cao (≥ 2,26 mmol/l). Thay đổi nồng độ triglycerid lúc đói ở thời điểm ban đầu (≥ 1,69 - < 2,26 mmol/l) tới cao (≥ 2,26 mmol/l) là rất hay gặp.
6Trong các thử nghiệm lâm sàng, biến cố parkinson và rối loạn trương lực ở bệnh nhân điều trị bằng olanzapin cao hơn về mặt con số, nhưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với nhóm giả dược. Bệnh nhân điều trị bằng olanzapin có tỉ lệ thấp hơn bị parkinson, bồn chồn và rối loạn trương lực so với liều haloperidol được điểu chỉnh. Do thiếu thông tin cụ thể về bệnh sử của từng rối loạn cấp và vận động ngoại tháp, ở thời điểm hiện tại không thể kết luận rằng olanzapin có ít gây rối loạn vận động chậm và/hoặc rối loạn vận động ngoại tháp không.
7Các triệu chứng cấp như đổ mồ hôi, mất ngủ, run, lo lắng, buồn nôn và nôn đã được báo cáo khi ngừng olanzapin đột ngột.
8Trong các thử nghiệm lâm sàng 12 tuần, nồng độ prolactin trong huyết tương vượt quá giới hạn trên của giá trị thông thường khoảng 30% ở bệnh nhân điều trị bằng olanzapin có prolactin bình thường ban đầu. Các phản ứng ngoại ý xác định từ các thử nghiệm lâm sàng từ Olanzapine Integrated Database.
10Như đánh giá bởi các giá trị đo được trong thử nghiệm lâm sàng từ Olanzapine Integrated Database.
11Phản ứng ngoại ý xác định từ các báo cáo khi lưu hành trên thị trường với tần số sử dụng Olanzapine Integrated Database.
12Phản ứng ngoại ý xác định từ các báo cáo khi lưu hành trên thị trường với tần số ước tính ở giá trị giới hạn trên của độ tin cậy 95% sử dụng Olanzapine Integrated Database.
Sử dụng dài hạn (ít nhất 48 tuần)
Tỉ lệ bệnh nhân gặp các tác dụng ngoại ý, các thay đổi có ý nghĩa lâm sàng như tăng cân, glucose, cholesterol tổng/LDL/HDL hoặc triglycerid tăng lên theo thời gian. Ở bệnh nhân người lớn đã hoàn thành 9 – 12 tháng điều trị, tỉ lệ tăng nồng độ glucose trong máu trung bình chậm sau khoảng 6 tháng.
Thông tin trên các đối tượng đặc biệt
Trong các thử nghiệm lâm sàng ở người cao tuổi bị sa sút trí tuệ, điều trị bằng olanzapin có liên quan tới tỉ lệ tử vong cao hơn và các tác dụng ngoại ý trên mạch máu não so với nhóm dùng giả dược. Phản ứng ngoại ý rất hay gặp có liên quan đến sử dụng olanzapin ở nhóm bệnh nhân này là dáng đi bất thường và ngã. Viêm phổi, tăng nhiệt độ cơ thể, lơ mơ, ban đỏ, ảo giác thị giác và tiểu không kiểm soát đã quan sát thấy hay gặp.
Trong các thử nghiệm lâm sàng ở các bệnh nhân tâm thần do thuốc (kháng dopamin) có liên quan đến bệnh Parkinson, xấu đi các triệu chứng parkinson và ảo giác đã được báo cáo rất hay gặp và thường xuyên hơn so với nhóm giả dược.
Trong một thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực, điều trị phối hợp valproat và olanzapin dẫn tới tỉ lệ giảm bạch cầu là 4,1%; tác nhân quan trọng có thể là nồng độ valproat trong huyết tương cao. Olanzapin dùng đồng thời với lithi hoặc valproat dẫn tới tăng mức độ 10%) cơn run, khô miệng, thèm ăn, và tăng cân. Rối loạn ngôn ngữ được báo cáo hay gặp.
Trong quá trình điều trị bằng olanzapin phối hợp với lithi hoặc divalproex, khối lượng cơ thể tăng ≥ 7% so với ban đầu xảy ra ở 17,4% bệnh nhân trong giai đoạn điều trị cấp tính (lên tới 6 tuần). Điều trị dài hạn bằng olanzapin để ngăn tái phát ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có liên quan đến cân nặng tăng ≥ 7% so với ban đầu ở 39,9% bệnh nhân.
Bệnh nhân trẻ em
Olanzapin không được chỉ định ở bệnh nhân trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Mặc dù không có nghiên cứu lâm sàng được tiến hành để so sánh trẻ vị thành niên với người lớn, dữ liệu từ thử nghiệm trên trẻ vị thành niên là tương đương so với ở người lớn.
Bảng sau tóm tắt các phản ứng ngoại ý được báo cáo ở trẻ vị thành niên (13 – 17 tuổi) với tần số lớn hơn ở người lớn hoặc các phản ứng ngoại ý chỉ được xác định trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn ở bệnh nhân vị thành niên. Tăng cân có ý nghĩa lâm sàng (≥ 7%) có vẻ xảy ra thường xuyên hơn ở nhóm bệnh nhân vị thành niên so với người lớn với liều và thời gian dùng tương đương. Mức độ tăng cân và tỉ lệ bệnh nhân vị thành niên có tăng đáng kể về mặt lâm sàng cao hơn khi dùng dài hạn (ít nhất 24 tuần) so với dùng ngắn hạn.
Trong mỗi nhóm tần số, phản ứng ngoại ý được thể hiện theo thứ tự giảm dần độ nghiêm trọng. tần số liệt kê dưới đây được định nghĩa như sau: Rất hay gặp (≥ 1/10), hay gặp (≥1/100 đến < 1/10).
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Rất hay gặp: Tăng cân13, tăng nồng độ triglycerid14, tăng cảm giác thèm ăn.
Hay gặp: Tăng nồng độ cholesterol15
Rối loạn hệ thần kinh
Rất hay gặp: Tác dụng an thần kinh (bao gồm ngủ lịm, ngủ mê, buồn ngủ).
Rối loạn tiêu hóa
Hay gặp: Khô miệng.
Rối loạn gan mật
Rất hay gặp: Tăng aminotransferase gan (ALT/AST).
Xét nghiệm
Rất hay gặp: Giảm bilirubin tổng, tăng GGT, tăng nồng độ prolactin huyết tương16.
13Sau khi điều trị ngắn hạn (trung vị thời gian 22 ngày), tăng cân ≥ 7% so với ban đầu là rất hay gặp (40,6%), ≥ 15% so với ban đầu là hay gặp (7,1%) và ≥ 25% là hay gặp (2,5%). Với điều trị dài hạn (ít nhất 24 tháng), 89,4% tăng ≥ 7%, 55,3% tăng ≥ 15% và 29,1% tăng ≥ 25% so với ban đầu.
14Quan sát đối với nồng độ bình thường lúc đói ở thời điểm ban đầu (< 1,016 mmol/l) tăng lên cao (≥ 1,467 mmol/l) và thay đổi triglycerid lúc đói ở thời điểm ban đầu (≥ 1,016 mmol/l - <1,467 mmol/l) tới cao (≥ 1,467 mmol/l).
15Thay đổi nồng độ cholesterol bình thường lúc đói ở thời điểm ban đầu (< 4,39 mmol/l) tăng lên cao (≥ 5,17 mmol/l) là hay gặp. Thay đổi cholesterol lúc đói ở thời điểm ban đầu (≥ 4,39 mmol/l -<5,17 mmol/l) tới cao (≥ 5,17 mmol/l) là rất hay gặp.
16Tăng nồng độ prolactin trong huyết tương đã được báo cáo ở 47,7% bệnh nhân tuổi vị thành niên.