Nguyên nhân đau răng gây sốt và cách khắc phục

Đau răng là một tình trạng chắc chắn trong chúng ta cũng sẽ gặp ít nhất một lần trong đời. Có những cơn đau thoáng qua, cũng có các cơn đau răng kéo dài nhiều ngày. Vậy đau răng có gây sốt không? Nguyên nhân khiến cho răng bị đau đớn nhiều dẫn đến cơ thể bị sốt là gì? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài chia sẻ sau đây.

Nguyên nhân đau răng gây sốt là gì? 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau răng gây sốt. Nhưng theo các chuyên gia y tế thì có những lý do chủ yếu sau đây: 

  • Viêm nha chu nặng: Tình trạng viêm nha chu nặng có thể dẫn tới xuất hiện túi mủ ở chân răng. Bệnh sẽ gây ra những cơn đau răng nhức dữ dội. Lúc này, vi khuẩn trong túi mủ và khoang miệng sẽ tấn công người bệnh gây ra những cơn đau kèm theo sốt. 
  • Sâu răng: Một trong những nguyên nhân thường gặp và phổ biến khiến răng bị đau dẫn đến sốt là do sâu răng. Sâu răng nặng khi không được xử lý có thể dẫn tới những tổn thương ở tủy răng. Lúc này người bệnh có thể bị sốt cao, răng đau buốt khi ăn uống, thậm chí là ngay cả lúc đang ngủ.
Nguyên nhân đau răng gây sốt: áp xe răng, mọc răng khôn,... Mọc răng khôn là một trong những nguyên nhân gây đau răng gây sốt và khó chịu.
  • Áp xe răng: Tình trạng này là biến chứng của viêm tủy, viêm nha chu, viêm quanh cuống răng. Ngoài tình trạng đau răng, ê buốt, người bệnh còn bị sốt, chảy máu chân răng, sưng nướu có túi mủ và miệng có mùi hôi khó chịu. 
  • Mọc răng khôn: Mọc răng khôn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới đau răng gây sốt. Nếu tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn.

Cách khắc phục đau răng gây sốt như thế nào? 

Khi rơi vào tình trạng đau răng gây sốt, bạn nên thăm khám cũng như kịp thời xử lý để tránh những biến chứng cho sức khỏe như mất răng, nhiễm trùng máu. Cách xử lý tình trạng đau răng gây sốt sẽ tùy vào từng nguyên nhân cụ thể.

Một số cách khắc phục tình trạng đau nhức răng gây sốt như sau: 

Lấy cao răng 6 tháng/lần

Trường hợp đau răng gây sốt do viêm nha chu, bạn cần lấy cao răng để làm sạch các mảng bám ở chân răng. Lớp cao răng chính là sự tích tụ của vi khuẩn gây hại trong thời gian dài. Do đó, chúng ta cần loại bỏ mảng bám để ngừa tình trạng viêm nhiễm có thể nặng hơn. 

Cải thiện đau răng gây sốt bằng cách loại bỏ túi mủ

Với tình trạng đau răng gây sốt do các túi mủ gây ra, các bạn cần loại bỏ nó. Cách làm sạch túi mủ thường được áp dụng với trường hợp đau do viêm nha chu hoặc áp xe răng gây ra. 

Hàn trám răng

Khi bị sâu răng hoặc vỡ mẻ nghiêm trọng, bạn cần tiến hành hàn trám để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn tấn công men răng và ngà răng. Các lỗ sâu hoặc răng bị vỡ mẻ càng nhỏ thì việc hàn trám sẽ thực hiện đơn giản và nhanh chóng. 

Cách khắc phục tình trạng đau răng gây sốt: hàn trám răng Khi bị sâu răng bạn cần tiến hành hàn trám răng để hạn chế vi khuẩn phát triển.

Nạo vét tủy

Nếu tủy bị viêm nhiễm hoặc chết tủy thì bạn bắt buộc phải lấy sạch tủy. Việc này sẽ cần thực hiện trước khi tiến hành trám răng hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị.

Nhổ răng khôn

Với những trường hợp đau răng gây sốt do mọc răng khôn, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc thẳng, thì bác sĩ nha khoa sẽ ưu tiên kê các loại thuốc kháng sinh, giảm đau hạ sốt để tránh việc nhổ răng.

Điều trị đau răng gây sốt bằng thuốc

Để điều trị đau răng gây sốt, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau hạ sốt, thuốc kháng sinh khi cần thiết. Việc sử dụng thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ, các bạn không được tự ý sử dụng để tránh nguy hiểm. 

Phòng tránh đau răng gây sốt như thế nào? 

Để có thể phòng tránh những cơn đau răng gây sốt, các bạn cần chủ động vệ sinh răng miệng và giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh:

Dùng kem đánh răng ngừa sâu răng bảo vệ khoảng miệng

Bạn nên lựa chọn sản phẩm kem đánh răng chất lượng để vệ sinh răng miệng. Sản phẩm có thành phần Flour giúp ngăn ngừa mảng bám, bảo vệ răng, làm sạch khoang miệng. Từ đó, hạn chế nguy cơ phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng miệng. 

Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý

Việc súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý sẽ giúp các bạn bảo vệ khoang miệng cũng như cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bạn nên thực hiện súc miệng bằng nước muối từ 2- 3 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả bảo vệ khoang miệng. 

Súc miệng với nước muối sinh lý để phòng tránh đau răng gây sốt Dùng nước muối súc miệng sẽ giúp hạn bảo vệ răng miệng tốt hơn.

Hạn chế đồ ăn ngọt và tinh bột

Đồ ăn ngọt và tinh bột là những thức ăn khoái khẩu của vi khuẩn gây hại cho răng miệng, tăng nguy cơ sâu răng. Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này để bảo vệ răng miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thức ăn giàu canxi, vitamin K, vitamin D, Omega-3,...

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn không nên đánh răng ngay sau khi ăn để làm hại men răng. Ngoài ra, bạn cần thay bàn chải định kỳ 2 - 3 tháng một lần hoặc thay ngay khi bàn chải bị mòn, xù lông. 

Khám nha khoa định kỳ

Kiểm tra răng miệng định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng. Nhờ đó, các nha sĩ sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời hơn.

Tình trạng đau răng gây sốt ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì thế, chúng ta cần chăm sóc răng miệng đúng cách để hạn chế những cơn đau khó chịu, cũng như giảm các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chúc các bạn sẽ luôn khỏe mạnh.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp



Chat with Zalo